Thông tin về việc phải đổi CMND sang thẻ CCCD gắn chip (căn cước công dân gắn chip)không chỉ ảnh hưởng đến toàn bộ đời sống của người dân mà đến cả doanh nghiệp cũng bị ảnh hưởng không kém, trong đó hồ sơ đăng ký thuế chính là một trong những ảnh hưởng mang tính nghiêm trọng với doanh nghiệp.

CCCD gắn chip

 

Vậy CCCD gắn chip ảnh hưởng như thế nào đến hồ sơ đăng ký thuế của doanh nghiệp ??

Đầu tiên chúng ta cần hiểu, Giấy chứng minh nhân dân (CMND) là một loại giấy tờ tùy thân của công dân Việt Nam, có xác nhận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền (cơ quan Công an) về nhân dạng, lai lịch của người được cấp. Từ năm 2016, CMND  được thay bằng Căn cước Công dân (CCCD). Giấy CMND có giá trị sử dụng trong thời gian 15 năm kể từ ngày cấp. CCCD gắn chíp sẽ được đổi lại và giữ nguyên số khi công dân đủ 25 tuổi, đủ 40 tuổi và đủ 60 tuổi.

Do có nhiều lần thay đổi, hiện nay có loại CMND 9 số , 12 số và CCCD 12 số có mã vạch. Theo quy định của Luật Căn cước công dân, số thẻ CCCD đồng thời là số định danh cá nhân của công dân. Như vậy, khi đổi sang CCCD gắn chip thì số định danh cá nhân này vẫn được giữ nguyên. Do đó, các giao dịch sử dụng số của CCCD mã vạch cũ sẽ không bị ảnh hưởng gì. Tương tự như vậy, CMND 12 số khi chuyển sang CCCD gắn chip cũng sẽ không thay đổi về số định danh.

Riêng đối với CMND 9 số, khi đổi sang CCCD gắn chip thì sẽ được cấp số mới. Trường hợp này, người đổi sang CCCD gắn chip sẽ được cơ quan Công an cấp Giấy xác nhận số CMND để sử dụng cho các giao dịch, thủ tục dùng số cũ. Trong hồ sơ đăng ký thuế, nếu là doanh nghiệp thì phải có giấy Chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, trong đó phần thông tin về chủ doanh nghiệp có chỉ tiêu về giấy CMND hoặc CCCD.

Nếu không thuộc doanh nghiệp thì cá nhân kinh doanh, hộ kinh doanh cũng yêu cầu tương tự về CMND hoặc CCCD. Với những người thuộc diện nộp thuế Thu nhập cá nhân, thì bản thân họ và người phụ thuộc cũng phải khai báo về CMND hoặc CCCD. Như vậy, số CMND, số CCCD là một chỉ tiêu bắt buộc phải có trong hồ sơ đăng ký thuế và khi có thay đổi thông tin thì phải thực hiện thủ tục đăng ký bổ sung.

CCCD gắn chip

Do vậy, nếu trong hồ sơ đăng ký thuế có ghi, lưu bản sao của CMND 9 số thì người có liên quan cần nhanh chóng thực hiện việc cấp đổi sang CCCD gắn chíp và thực hiện thủ tục thay đổi thông tin trong hồ sơ đăng ký thuế. Các trường hợp có CCCD mã vạch hoặc CMND 12 số vẫn được sử dụng đến hết thời hạn theo quy định và các giấy tờ pháp lý có liên quan vẫn nguyên hiệu lực pháp luật (Khoản 3 Điều 4 Thông tư số 06/2021/TT-BCA).

Trên thực tế, không chỉ có hồ sơ đăng ký thuế của doanh nghiệp mới chịu ảnh hưởng khi phải thay đổi sang căn cước công dân gắn chip mà giấy đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp cũng sẽ thay đổi ít nhiều. Chính vì thế mà anh chị doanh nghiệp cần lưu ý và bám sát các thông báo cũng như bài viết mang tính thông tin về thay đổi giấy phép kinh doanh trong trường hợp như hồ sơ báo cáo thuế của doanh nghiệp ở trên.

CCCD gắn chip

Mọi tư vấn về hồ sơ đăng ký thuế hay đăng ký kinh doanh cho doanh nghiệp đã đang hoạt động hay doanh nghiệp mới thành lập anh chị có thể liên hệ trực tiếp với ACC PRO để được tư vấn nhanh chóng và kịp thời, mọi tư vấn đều là miễn phí !!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.