Tiểu thương bị phạt vì chậm nộp thuế than trời vì khó khăn chồng chất khó khăn trong đợt bùng phát dịch lần thứ 4 này tại TP.HCM.
Tiểu thương bị phạt vì chậm nộp thuế mong được giảm thuế
Chia sẻ về mong muốn giảm thuế của mình, rất nhiều tiểu thương tại TP.HCM cho hay dù kinh doanh ế ẩm nhưng từ đầu năm đến nay các sạp tại chợ ở khắp các quận huyện TP.HCM vẫn chưa nhận được sự hỗ trợ nào, dù vẫn đều đặn đóng thuế, thêm tiền phí và điện nước là mỗi tháng.
Theo các tiểu thương tại TP.HCM khách không dám lấy hàng, tàu xe không chạy nên cũng không bán hàng cho các tỉnh. Chúng tôi mong muốn Nhà nước sớm hỗ trợ để có tinh thần vượt qua giai đoạn này, có thể miễn giảm trực tiếp vào tiền thuế, phí.
Dù tình hình khó khăn kéo dài nhưng các tiểu thương tại chợ đã chấp hành quy định đóng cửa chợ gần 1 tháng qua để phòng chống COVID-19. Tuy nhiên, hiện nay các mức hỗ trợ miễn giảm thuế phí vẫn chưa được thông tin cụ thể. Nhiều người còn cho rằng, “Đợt dịch lần 4 này khó khăn nhất vì kéo dài hơn. Chính phủ cần có chính sách hỗ trợ sớm để “cấp cứu” cho người dân, người kinh doanh. Nếu không, tạm ngưng lâu dài thì mất hết mối làm ăn”.
Đại diện ban quản lý các chợ trên khắp các quận huyện TP.HCM thừa nhận hiện nay doanh số bán hàng tại chợ giảm rất mạnh, hàng ngàn quầy sạp không thiết yếu tại chợ đã nghỉ theo quy định, thậm chí nhiều sạp dù được phép bán nhưng vẫn chủ động đề xuất nghỉ.
Nỗi khổ của tiểu thương khi bị phạt vì chậm nộp thuế trong mùa dịch
Có thể nói từ đầu năm 2021 đến nay, việc kinh doanh nhà hàng, tiệc cưới, trung tâm hội nghị… liên tục bị gián đoạn kinh doanh, trong đó nặng nhất là đợt bùng phát dịch lần thứ 4 khi nhiều dịch vụ ngừng kinh doanh từ đầu tháng 5 cho đến nay.
Một trong những đại diện một hệ thống hội nghị – tiệc cưới lớn tại TP.HCM lên tiếng: “Dù ngưng hoạt động gần 2 tháng nay nhưng doanh nghiệp này lại bị cộng thêm tiền phạt chậm nộp thuế. Để hỗ trợ người lao động tạm ngưng việc, doanh nghiệp này vẫn trả lương song vẫn phải trích đóng thuế thu nhập cá nhân”.
Đại diện này cũng đưa ra kiến nghị rằng cần gia hạn thời gian trích nộp thuế thu nhập cá nhân, gia hạn thời gian đóng các loại bảo hiểm và duy trì thẻ bảo hiểm y tế cho lao động khi doanh nghiệp đã xin chậm nộp, tiếp tục giảm tiền điện nước cho các doanh nghiệp bị ảnh hưởng nặng nề. Đồng thời, cần giãn thời gian đóng phí công đoàn và miễn đóng bảo hiểm y tế (1,5%) cho người lao động trong những tháng tạm hoãn hợp đồng lao động, nghỉ việc không hưởng lương.
Không chỉ nhà hàng tiệc cưới hay các tiểu thương ngoài chợ mà các ngành nghề từ spa, siêu thị mỹ phẩm, khách sạn đều đóng cửa, ngay cả trụ sở công ty cũng nằm trong vùng phong tỏa nhưng rất nhiều doanh nghiệp vẫn đang nuôi nhân viên và trả thuế.
Tình trạng khó khăn trên kéo dài, nhiều doanh nghiệp đang “đứt gãy” nguồn tiền bởi doanh thu mất, trong khi các khoản chi vẫn duy trì. Trong đó, doanh nghiệp vẫn phải trả tiền ngân hàng, nếu không sẽ vào nhóm nợ xấu. Do đó, nhiều doanh nghiệp cho rằng cần hỗ trợ khẩn cấp để doanh nghiệp nối lại đứt gãy về tài chính như hạ lãi suất ngân hàng, đặc biệt là giảm thuế VAT để kích cầu tiêu dùng.
Những sự hỗ trợ trên sẽ giúp doanh nghiệp có dòng tiền để trả lương nhân viên, tái đầu tư. Đặc biệt, không nên “trói chân” doanh nghiệp bằng các điều kiện để được nhận hỗ trợ như phải giảm 50% người lao động. Nên đặt điều kiện ngược lại là làm sao phải giữ lao động, giữ được doanh thu mới được hỗ trợ. Ngoài ra cũng “Cần miễn giảm từ 3 – 6 tháng bảo hiểm xã hội, đừng để doanh nghiệp phải “nhả” công nhân sẽ tạo thêm gánh nặng cho xã hội”.
Bạn nghĩ sao về sự khó khăn trên của tiểu thương và doanh nghiệp vừa và nhỏ ??