Trong cuộc sống hàng ngày, việc nhận biên lai mỗi khi thanh toán phí hoặc lệ phí đã trở nên vô cùng phổ biến và quen thuộc với chúng ta. Tuy nhiên, bạn có bao giờ tự hỏi rằng biên lai là gì và chúng có phải là loại hóa đơn không? Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về định nghĩa của biên lai, sự khác biệt giữa biên lai và hóa đơn, cũng như những đặc điểm chính của biên lai mà chúng ta thường gặp trong cuộc sống hàng ngày.

biên lai

Biên lai là gì?

1. Khái niệm

Hiện nay, vẫn chưa có văn bản pháp luật nào thay thế Thông tư 303/2016/TT-BTC (đã hết hiệu lực ngày 01/07/2022) đưa ra khái niệm cụ thể về biên lai. 

Chúng ta có thể hiểu, biên lai là chứng từ dùng để ghi nhận thông tin về các khoản thuế, phí, lệ phí thuộc ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật (theo khoản 4 Điều 3 Nghị định số 123/2020/NĐ-CP).  

2. Biên lai được thể hiện theo hình thức điện tử hoặc đặt in, tự in

Biên lai điện tử là hình thức biên lai được hiển thị dưới dạng dữ liệu điện tử, được tổ chức hoặc cá nhân có trách nhiệm khấu trừ thuế cung cấp cho người nộp thuế, hoặc được tổ chức thuế cung cấp cho người nộp thuế, phí, hoặc lệ phí thông qua các phương tiện điện tử theo quy định của pháp luật về thuế và lệ phí.

Biên lai đặt in hoặc tự in là biên lai được thể hiện dưới dạng giấy, được cơ quan thuế, tổ chức thu thuế, phí, hoặc lệ phí đặt in theo mẫu sẵn có hoặc tự in trên các thiết bị tin học, máy tính tiền, hoặc thiết bị khác khi khấu trừ thuế, hoặc khi thu thuế, phí, hoặc lệ phí theo quy định của pháp luật về thuế, phí, và lệ phí.

3. Theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 30 Nghị định 123/2020, biên lai gồm

  • Biên lai thu thuế, phí, lệ phí không in sẵn mệnh giá;  
  • Biên lai thu thuế, phí, lệ phí in sẵn mệnh giá;  
  • Biên lai thu thuế, phí, lệ phí. 
biên lai

>>> Xem thêm: CÁCH XỬ LÝ HOÁ ĐƠN CỦA CÔNG TY TẠM NGỪNG KINH DOANH

Hoá đơn là gì?

1. Khái niệm hoá đơn

Hóa đơn là chứng từ kế toán do tổ chức, cá nhân bán hàng hoá cung cấp dịch vụ lập, ghi nhận thông tin hàng hóa, cung cấp dịch vụ. Hóa đơn được thể hiện theo hình thức là: hóa đơn điện tử hoặc hóa đơn do cơ quan thuế đặt in (theo khoản 1 Điều 3 Nghị định số 123/2020/NĐ-CP).  

2. Phân loại hoá đơn

Hoá đơn điện tử

Hóa đơn điện tử là một dạng hóa đơn được tạo và lưu trữ dưới dạng dữ liệu điện tử bởi tổ chức hoặc cá nhân bán hàng hoặc cung cấp dịch vụ, theo quy định của pháp luật về kế toán và thuế. Hóa đơn điện tử có thể được tạo ra thông qua các phương tiện điện tử để ghi lại thông tin về giao dịch bán hàng hoặc cung cấp dịch vụ.

Có hai loại hóa đơn điện tử

  • Hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế: Đây là loại hóa đơn điện tử được cơ quan thuế cấp mã trước khi tổ chức hoặc cá nhân bán hàng hoặc cung cấp dịch vụ gửi cho người mua.
  • Hóa đơn điện tử không có mã của cơ quan thuế: Đây là loại hóa đơn điện tử do tổ chức bán hàng hoặc cung cấp dịch vụ gửi cho người mua mà không có mã của cơ quan thuế.

Theo Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14 chính thức có hiệu lực từ ngày 01/07/2020 và Nghị định 123/2020/NĐ-CP quy định về hóa đơn, chứng từ thì tất cả các cơ quan, tổ chức, cá nhân bắt buộc phải sử dụng hóa đơn điện tử từ ngày 01/07/2022.   

Hoá đơn do cơ thuế in đặt

Hóa đơn do cơ quan thuế in đặt là một dạng hóa đơn được sản xuất và cung cấp bởi cơ quan thuế. Được in trên giấy và được cơ quan thuế quản lý và phân phối. Loại hóa đơn này được cung cấp cho các tổ chức và cá nhân mà cần phải mua hóa đơn từ cơ quan thuế, theo quy định tại Điều 23 của Nghị định số 123/2020/NĐ-CP.

Hóa đơn do cơ quan thuế in đặt thường có một số thông tin cần thiết như mã số thuế của tổ chức hoặc cá nhân mua hóa đơn, thông tin về cơ quan thuế cấp hóa đơn, số lượng và giá trị của các mặt hàng hoặc dịch vụ đã mua, và các thông tin khác liên quan đến giao dịch. Điều này giúp đảm bảo tính hợp lệ và minh bạch của các giao dịch thương mại.

biên lai

Điểm khác biệt giữa biên lai và hoá đơn

Nội dungBiên laiHoá đơn
Thanh toán Xác định một giao dịch thanh toán  Là một yêu cầu thanh toán  
Quan hệ Giữa người nộp tiền và người thu tiền Giữa người mua và người bán  
Chức năng Là tài liệu xác nhận giao dịch đã thanh toán  Theo dõi việc bán hàng và dịch vụ  
Nội dung Bao gồm số lượng, số biên, tổng số tiền thanh toán, phương thức thanh toán, thuế,… Bao gồm số lượng, đơn gia, chiết khấu, thuế, tổng số tiền.  
Loại Biên lai giấy  Biên lai điện tử  Hóa đơn giấy Hóa đơn điện tử  

Tóm lai, điểm khách nhau giữa hóa đơn và biên lai là hóa đơn dùng để nhận thông tin bán hàng, còn biên lại dùng để nhận thông tin các khoản thuế, phí, lệ phí đã đóng.  

Đại Lý Thuế ACCPRO

Bài viết trên đây là những thông tin mà Đại lý Thuế ACCPRO chia sẻ để giúp bạn biết được “Phân biệt giữa biên lai và hoá đơn chuẩn nhất”. Nếu còn bất kỳ vướng mắc hay vấn đề nào còn chưa rõ cần được giải đáp, hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và hỗ trợ nhanh nhất nhé!   

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.