Một công ty xây dựng được nguyên tắc kế toán trong doanh nghiệp chính xác, đáng tin cậy ngay từ ban đầu sẽ vững vàng hơn trong suốt quá trình kinh doanh với nhiều thử thách không thể lường trước được.

nguyên tắc kế toán trong doanh nghiệp

Vậy nguyên tắc kế toán trong doanh nghiệp là gì

Nguyên tắc kế toán trong doanh nghiệp được xem là những nguyên tắc được thừa nhận và được sử dụng trong các tổ chức, doanh nghiệp. Các nguyên tắc này giúp doanh nghiệp thực hiện công tác kế toán một cách chính xác, đáng tin cậy. Đây là những chuẩn mực, quy ước, chỉ dẫn, hướng dẫn cơ bản nhất mà tất cả các tổ chức, doanh nghiệp phải thực xuyên suốt trong quá trình thực hiện các công việc kế toán và lập các báo cáo tài chính nhằm đảm bảo độ tin cậy thông tin tài chính kế toán cung cấp cho nhiều đối tượng khác nhau.

Trên thực tế có nhiều nguyên tắc kế toán trong doanh nghiệp nhưng cơ bản nhất và quan trọng nhất vẫn là 12 nguyên tắc sau: Nguyên tắc giá gốc, nguyên tắc phù hợp, nguyên tắc nhất quán, nguyên tắc thận trọng, nguyên tắc trọng yếu, nguyên tắc cơ sở dồn tích, nguyên tắc hoạt động liên tục.

12 nguyên tắc kế toán trong doanh nghiệp nhất định phải nắm

Trong 12 nguyên tắc kế toán này sẽ được chia theo hình thức 7 nguyên tắc kế toán cơ bản và 5 nguyên tắc kế toán bổ sung.

7 nguyên tắc kế toán cơ bản trong doanh nghiệp

Nguyên tắc giá gốc: Nguyên tắc giá gốc tức là tài sản phải được ghi nhận theo giá gốc, trong đó giá gốc của tài sản được tính theo số tiền hoặc tương đương tiền mà doanh nghiệp đã trả, phải trả hoặc tính theo giá trị hợp lý của tài sản đó vào thời điểm tài sản được ghi nhận. Giá gốc của tài sản không được thay đổi trừ khi có quy định khác trong chuẩn mực kế toán cụ thể.

Nguyên tắc phù hợp: Tức việc ghi nhận doanh thu và chi phí phải phù hợp, tương xứng với nhau. Khi ghi nhận một khoản doanh thu thì phải ghi nhận một khoản chi phí tương ứng có liên quan đến việc tạo ra doanh thu đó. Chi phí tương ứng với doanh thu gồm chi phí của kỳ tạo ra doanh thu và chi phí của các kỳ trước hoặc chi phí phải trả nhưng liên quan đến doanh thu của kỳ đó.

Nguyên tắc nhất quán: Nguyên tắc này khá quan trọng vì các chính sách và phương pháp kế toán doanh nghiệp đã chọn phải được áp dụng nhất quán ít nhất trong một kỳ kế toán năm. Trường hợp có thay đổi chính sách và phương pháp kế toán đã chọn thì phải giải trình lý do và ảnh hưởng của sự thay đổi đó trong phần thuyết minh báo cáo tài chính.

Nguyên tắc thận trọng: Tức là việc phải xem xét, cân nhắc, có những phán đoán cần thiết để lập các ước tính kế toán trong các điều kiện không chắc chắn. Nguyên tắc thận trong yêu cầu việc ghi tăng vốn chủ sở hữu chỉ được thực hiện khi có bằng chứng chắc chắn, còn việc ghi giảm vốn chủ sở hữu phải được ghi nhận từ khi có chứng cứ về khả năng có thể xảy ra.

Nguyên tắc trọng yếu: Nguyên tắc này chỉ rõ kế toán phải thu thập, xử lý và cung cấp đầy đủ những thông tin có tính chất trọng yếu, còn những thông tin không mang tính chất trọng yếu, ít có tác dụng hoặc có ảnh hưởng không đáng kể tới quyết định của người sử dụng thì có thể bỏ qua.

Vì nguyên tắc này khá quan trọng nên được kế toán vận dụng vào trong việc trình bày trên báo cáo tài chính. Những khoản mục có cùng nội dung, bản chất kinh tế, không phụ thuộc vào quy mô có thể gộp lại thành một khoản mục. Song bên cạnh đó, có những khoản mục quy mô nhỏ nhưng lại có nội dung, bản chất kinh tế riêng biệt, mang tính trọng yếu và phải được trình bày riêng biệt trên BCTT.

Nguyên tắc cơ sở dồn tích: Nói một cách dễ hiểu về nguyên tắc này đó là mọi nghiệp vụ kinh tế, tài chính của doanh nghiệp liên quan đến tài sản, nợ phải trả, nguồn vốn chủ sở hữu, doanh thu, chi phí phải được ghi sổ kế toán vào thời điểm phát sinh, không căn cứ vào thời điểm thực tế thu hoặc thực tế chi tiền hoặc tương đương tiền. Báo cáo tài chính lập trên cơ sở dồn tích phản ánh tình hình tài chính của doanh nghiệp trong quá khứ, hiện tại và tương lai

Nguyên tắc hoạt động liên tục: Nguyên tắc này được đặt ra với lập luận doanh nghiệp hoạt động liên tục nên tài sản được sử dụng cho hoạt động sản xuất kinh doanh và không được bán nên giá thị trường của tài sản là không phù hợp và không cần thiết để phản ánh. Nếu phản ánh tài sản theo giá thực tế, báo cáo tài chính của đơn vị chỉ phản ánh được tình hình tài chính của doanh nghiệp ở thời điểm hiện tại mà thôi. 

nguyên tắc kế toán trong doanh nghiệp

5 Nguyên tắc kế toán bổ sung trong doanh nghiệp

Nguyên tắc khách quan: Tức các tài liệu của một tổ chức dựa trên bằng chứng vững chắc, khách quan. Mục đích đằng sau nguyên tắc này là để giữ cho việc quản lý và bộ phận kế toán của một doanh nghiệp hoàn toàn độc lập khách quan khi đưa ra các báo cáo tài chính.

Nguyên tắc công khai: Nguyên tắc này đòi hỏi báo cáo tài chính của doanh nghiệp phải rõ ràng, dễ hiểu và phải bao gồm đầy đủ các thông tin liên quan đến các hoạt động của doanh nghiệp. Những báo cáo này phải được trình bày công khai cho tất cả những người sử dụng.

Thực thể kinh doanh: Được hiểu là bất kỳ một đơn vị kinh tế nào nắm trong tay các tiềm lực và tiến hành các hoạt động kinh doanh cần phải ghi chép, tổng hợp báo cáo.

Thước đo tiền tệ: Là đơn vị đồng nhất trong việc tính toán, ghi chép các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, kế toán chỉ phản ánh những gì biểu hiện được bằng tiền. Tiền được sử dụng như một đơn vị đo lường cơ bản trong các báo cáo tài chính.

Kỳ kế toán: Là những khoản thời gian nhất định mà trong đó các báo cáo tài chính được lập. Để thuận lợi cho việc so sánh, thời gian của các kỳ kế toán thường dài như nhau ( tháng, quý, năm ).

Nếu bạn là kế toán hay chủ doanh nghiệp mới thành lập đừng bỏ qua những nguyên tắc kế toán quan trọng này trong doanh nghiệp vì nó sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sự phất triển lâu dài của doanh nghiệp đấy.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.