Nếu anh chị đã theo dõi từ phần 1 có thể thấy thuế lệ phí môn bài có nhiều khái niệm và tính chất mà chính các kế toán thuế đôi khi cũng không nắm bắt hết được, chính vì thế trong phần 2 này ACC PRO sẽ bổ sung những thông tin quan trọng còn lại liên quan đến vấn đề nộp thuế và mức phạt khi nộp chậm lệ phí môn bài cho các doanh nghiệp nhất là những doanh nghiệp mới thành lập.

lệ phí môn bài

Mức đóng lệ phí môn bài mà anh chị doanh nghiệp cần biết

Có 3 lưu ý quan trọng mà anh chị cần nắm về mức đóng lệ phí môn bài, cụ thể thì:

  • Nếu doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện của anh chị thành lập trong khoảng từ ngày 01-07 đến ngày 31-12 thì năm đó anh chị chỉ đóng 50% mức phí môn bài cả năm của năm đó.
  • Trường hợp doanh nghiệp không có vốn điều lệ thì các anh chị căn cứ vào vốn đầu tư ghi trong giấy chứng nhận đăng ký đầu tư để xem mức phí môn bài như sau:

=> Đối với cá nhân hộ gia đình có doanh thu lớn hơn 500 triệu đồng/năm: 1.000.000 đồng/năm

=> Đối với cá nhân hộ gia đình có doanh thu trên 300 đến 500 triệu đồng/năm: 500.000 đồng/năm

=> Đối với cá nhân hộ gia đình có doanh thu trên 100 đến 300 triệu đồng/năm: 300.000 đồng/năm.

  • Cá nhân, nhóm cá nhân, hộ kinh doanh…của anh chị thành lập trong khoảng từ ngày 01-07 đến ngày 31-12 thì năm đó bạn chỉ đóng 50% mức phí môn bài cả năm của năm đó.

Theo đó, anh chị có thể hiểu là mức thuế môn bài tính cần xét tới các chỉ tiêu được ưu tiên trước sau theo thứ tự: Vốn điều lệ sau đó xét tới vốn đầu tư và cuối cùng là dựa trên doanh thu.

Mức phạt khi chậm nộp tờ khai và tiền thuế lệ phí môn bài cho doanh nghiệp

Mức phạt chậm tờ khai

  • Phạt cảnh cáo (nếu có tình tiết giảm nhẹ) khi số ngày chậm nộp từ 01 (một) đến 05 (năm) ngày
  • Phạt tiền từ 400.000 đồng – 1.000.000 đồng khi số ngày chậm nộp từ 01 (một) đến 10 (mười) ngày
  • Phạt tiền từ 800.000 đồng – 2.000.000 đồng khi số ngày chậm nộp tờ 11 (mười một) đến 20 (hai mươi) ngày
  • Phạt tiền từ 1.200.000 đồng – 3.000.000 đồng khi số ngày chậm nộp từ 21 (hai mươi mốt) đến 30 (ba mươi) ngày
  • Phạt tiền từ 1.600.000 đồng – 4.000.000 đồng khi số ngày chậm nộp từ 31 (ba mươi mốt) đến 40 (bốn mươi) ngày
  • Phạt tiền từ 2.000.000 đồng – 5.000.000 đồng khi số ngày chậm nộp từ 41 (bốn mươi mốt) đến 90 (chín mươi) ngày
  • Phạt tiền từ 3.500.000 đồng – 5.000.000 đồng khi số ngày chậm nộp trên 90 (chín mươi) ngày.
  • Số ngày chậm nộp tính từ khi nào? Tính từ khi hết hạn nộp tờ khai.

Mức phạt chậm nộp thuế

– Nếu số ngày chậm nộp < 90 ngày: Số tiền phạt = Số tiền chậm nộp thuế X 0.05% X Số ngày chậm nộp

– Nếu số ngày chậm nộp > 90 ngày: Số tiền phạt = Số tiền chậm nộp thuế X 0.07% X (Tổng số ngày chậm nộp – 90)

lệ phí môn bài

Một vài câu hỏi về thuế lệ phí môn bài hay gặp

Chi nhánh có phải nộp lệ phí môn bài không?

Trả lời: Có, chi nhánh phải nộp lệ phí môn bài.

Văn phòng đại điện có phải nộp lệ phí môn bài không?

Trả lời: Trường hợp văn phòng đại diện có hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thì phải nộp lệ phí môn bài; trường hợp văn phòng đại diện không hoạt động sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thì không phải nộp phí môn bài.

Tạm ngừng kinh doanh có phải nộp lệ phí môn bài hay không?

Trả lời: Nếu tạm ngưng kinh doanh cả năm thì Không phải nộp lệ phí môn bài, nếu tạm ngưng kinh doanh không trọn năm thì Phải nộp phí môn bài.

lệ phí môn bài

Mọi thông tin tư vấn về tờ khai nộp thuế môn bài hay hạn mức nộp đúng quy định với pháp luật anh chị có thể liên hệ trực tiếp với ACC PRO cũng như gặp bất kỳ khó khăn nào liên quan đến kế toán thuế khi mới thành lập doanh nghiệp hãy nhanh chóng để lại thông tin để ACC PRO có thể kịpt hời hỗ trợ anh chị trong thời gian sớm nhất.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.