Trong kinh doanh, giao dịch liên kết có thể mang lại nhiều cơ hội nhưng cũng đi kèm với rủi ro lớn. Một trong những nguy cơ quan trọng là nguy cơ bị phạt và truy thu thuế, có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến tài chính và uy tín của doanh nghiệp. Để tránh những hậu quả tiêu cực này, việc hiểu và phòng tránh các rủi ro là vô cùng quan trọng.
Giao dịch liên kết là gì?
Theo Khoản 3, Điều 4, Nghị định 20/2017/NĐ-CP thì Giao dịch liên kết (GDLK) được định nghĩa: Giao dịch liên kết là giao dịch phát sinh giữa các bên có quan hệ liên kết trong quá trình sản xuất, kinh doanh, bao gồm:
Mua, bán, trao đổi, thuê, cho thuê, mượn, cho mượn, chuyển giao, chuyển nhượng máy móc, thiết bị, hàng hóa, cung cấp dịch vụ; vay, cho vay, dịch vụ tài chính, đảm bảo tài chính và các công cụ tài chính khác; mua, bán, trao đổi, thuê, cho thuê, mượn, cho mượn, chuyển giao, chuyển nhượng tài sản hữu hình, tài sản vô hình và thỏa thuận sử dụng chung nguồn lực như hợp lực, hợp tác khai thác sử dụng nhân lực; chia sẻ chi phí giữa các bên liên kết.”
Theo Thông tư 66/2010/TT-BTC thì quy định GDLK được hiểu là giao dịch kinh doanh giữa các bên liên kết
Rủi ro giao dịch liên kết là gì?
Rủi ro của các giao dịch liên kết bao gồm tổn thất về tài sản và giảm sút lợi nhuận, đặc biệt khi phải thực hiện quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp hoặc đối mặt với kiểm tra, thanh tra về vấn đề chuyển giá tại doanh nghiệp.
>>> Xem thêm: CÁC TRƯỜNG HỢP ĐƯỢC BÃI BỎ QUYẾT ĐỊNH THANH TRA, KIỂM TRA 2023
Rủi ro giao dịch liên kết thường gặp là gì?
Sau hơn 2 năm Nghị định 20 về GDLK và thông tư 41 có hiệu lực, có rất nhiều doanh nghiệp đã bị kiểm tra, thanh ra về GDLK cùng với đó là những khoản phạt GDLK không hề nhỏ.
Cùng với đó, khi Luật quản lý thuế năm 2019 (có hiệu lực từ tháng 7/2020) và đặc biệt hơn khi Nghị định 132/2020/NĐ-CP ra đời thay thế cho Nghị định 20 thì hoạt động GDLK càng được siết chặt hơn nữa. Các rủi ro mà doanh nghiệp gặp phải ngày càng nhiều hơn.
Với kinh nghiệm nhiều năm trong lĩnh vực GDLK, chuyển giá của mình, Hãng kiểm toán ES-GLOCAL đã tổng hợp lại 05 rủi ro trong GDLK mà rất nhiều doanh nghiệp thường gặp phải khi kê khai GDLK gồm:
- Sai sót trong kê khai thường gặp phải như: Công ty không kê khai, kê khai không đầy đủ thông tin hoặc không nộp Mẫu số 01, Mẫu số 02, Mẫu số 03 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 20/2017/NĐ-CP hay Phụ lục I, Phụ lục II, Phụ lục III tại Nghị định 132/2020/NĐ-CP;
- Lập hồ sơ xác định giá trong GDLK: sử dụng cơ sở dữ liệu so sánh không trung thực, không đúng thực tế để phân tích so sánh, kê khai; không nêu được rõ nguồn gốc số liệu để xác định mức giá, tỷ suất lợi nhuận để kê khai GDLK; các doanh nghiệp lấy dữ liệu so sánh không tương đồng với doanh nghiệp của doanh nghiệp;…
- Không có cơ sở dữ liệu để so sánh;
- Sử dụng sai phương pháp xác định giá giao dịch liên kết khi kê khai, lập hồ sơ;
- Rủi ro khi giải trình với cơ quan thuế: Không đồng nhất giữa kê khai và lập hồ sơ GDLK;
Làm gì để giảm bớt rủi ro giao dịch liên kết?
Để giảm rủi ro trong các giao dịch liên kết, các doanh nghiệp và chủ doanh nghiệp cần thực hiện những biện pháp cụ thể sau:
- Kiểm tra và xác minh tờ khai giao dịch liên kết cùng với hồ sơ xác định giá: Quá trình này đòi hỏi sự tỉ mỉ và chi tiết. Cần kiểm tra kỹ lưỡng các thông tin được khai báo trong tờ khai, đảm bảo tính chính xác và đầy đủ. Ngoài ra, hồ sơ xác định giá cũng cần được xem xét kỹ lưỡng để đảm bảo tính hợp lý và phù hợp với quy định của pháp luật.
- Trong quá trình giải trình với cán bộ thuế: Khi phải đối mặt với các câu hỏi và yêu cầu từ cán bộ thuế, quan trọng là phải trả lời một cách tự tin và chính xác. Đối với những vấn đề mà bạn chắc chắn có kiến thức, hãy trả lời ngay lập tức. Tuy nhiên, đối với những thắc mắc phức tạp hoặc cần sự xem xét kỹ lưỡng, hãy cam kết sẽ cung cấp câu trả lời sau khi kiểm tra lại hồ sơ. Điều này giúp tránh được việc đưa ra thông tin không chính xác hoặc thiếu sót, làm tăng nguy cơ bị kiểm tra, thanh tra.
- Luôn cập nhật các thông tư, nghị định mới nhất và tham khảo ý kiến chuyên gia: Luật thuế thường xuyên thay đổi và điều này có thể ảnh hưởng đến các quy định về giao dịch liên kết. Do đó, việc cập nhật thông tin và nắm vững các quy định mới là rất quan trọng. Nên tham khảo ý kiến từ các chuyên gia hoặc các đồng nghiệp có kinh nghiệm trong lĩnh vực thuế để hiểu rõ hơn về cách thức áp dụng và tuân thủ các quy định.
- Thuê một đơn vị tư vấn thuế có kinh nghiệm: Đối với các doanh nghiệp không có đội ngũ kế toán hoặc pháp lý riêng, việc thuê một đơn vị tư vấn thuế có kinh nghiệm là một lựa chọn thông minh. Các công ty kiểm toán hoặc công ty tư vấn thuế có thể cung cấp dịch vụ chuyên nghiệp trong việc lập tờ khai giao dịch liên kết và hồ sơ xác định giá, đồng thời hỗ trợ trong quá trình giải trình với cơ quan thuế. Điều này giúp đảm bảo tính chính xác và tuân thủ pháp luật, đồng thời giảm thiểu rủi ro phát sinh từ việc thiếu sót hoặc hiểu lầm về quy định thuế.
Bài viết trên đây là những thông tin mà Đại lý Thuế ACCPRO chia sẻ để giúp bạn biết được “Giao dịch liên kết có những rủi ro tiềm ẩn nào?”. Nếu còn bất kỳ vướng mắc hay vấn đề nào còn chưa rõ cần được giải đáp, hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và hỗ trợ nhanh nhất nhé!