Không phải kế toán nào cũng có thể tự tin là báo cáo tài chính mình làm là không sai sót và cần chỉnh sửa gì thêm mỗi khi đến kỳ quyết toán thuế cho doanh nghiệp, tuy nhiên kinh nghiệm làm việc trong ngành kế toán thuế hơn qo năm đã cho ACC PRO thấy các con số, chỉ số trong báo cáo tài chính luôn ẩn chứa những giá trị quan trọng mà nếu chủ doanh nghiệp không biết nhìn nhận và đánh giá là đúng hay phù hợp thì không nên dùng báo cáo đó để quyết toán thuế với thanh tra. Vậy có cách nào kiểm tra không ??

quyết toán thuế

Tất nhiên là có cách kiểm tra nhanh và chính xác từng chỉ số bên trong báo cáo tài chính rồi, cùng ACC PRO tìm hiểu ngay nội dung bài viết bên dưới anh chị nhé.

Trước tiên anh chị cần chia ra hai kiểu kiểm tra 1 là với những con số phản ánh tài khoản có số dư nợ hoặc dư có và 2 là những con số tài khoản không có số dư và được phản ánh trên Báo cáo kết quả kinh doanh.

Những con số phản ánh tài khoản có số dư nợ hoặc dư có trong báo cáo khi quyết toán thuế

  • TK 111: Tiền mặt

Tài khoản này không có số dư âm (dư bên có), bạn cần kiểm tra số dư cuối kỳ và kiểm tra cả phát sinh trong năm để đảm bảo không có khi nào quỹ bị âm. Nếu trường hợp có quỹ âm, thì bạn cần điều chỉnh như sau:

Chi tiền vào đúng thời điểm quỹ có tiền mặt (bạn chú ý ngày chi tiền có thể khác với ngày lập phiếu chi. Nếu kế toán lập phiếu chi mà quỹ âm, thì thủ quỹ có thể chưa chi. Tới khi quỹ có tiền, thủ quỹ mới làm thủ tục chi tiền, ngay khi  được ghi vào ngày tháng phía bên dưới của phiếu chi)

  • TK 112 : Tiền gửi ngân hàng

Tài khoản không có số dư âm (dư bên có). Nếu có, bạn cần đối chiếu lại với sao kê của ngân hàng để tìm ra sai sót.

Bạn kiểm xem doanh nghiệp mở bao nhiêu tài khoản ngân hàng, lấy toàn bộ sao kê và sổ phụ, số dư trên tài khoản này, phải bằng số dư cuối năm của tất cả các ngân hàng mà doanh nghiệp mở tài khoản. Bạn cũng cần đối chiếu từng tháng, xem có tháng nào sai lệch số dư không.

quyết toán thuế

  • TK 133 : Thuế GTGT được khấu trừ

Tài khoản này không dư có và phải kết chuyển hàng tháng. Bạn cần đối chiếu với chỉ tiêu 43 trên tờ khai thuế GTGT và sẽ có 2 trường hợp có thể xảy ra:

Nếu bạn kê khai thuế đầu vào đúng theo tháng phát sinh, thì số thuế chuyển kỳ sau ở chỉ tiêu 43 và dư nợ TK 133 bằng nhau

Nếu bạn kê khai thuế đầu vào không đúng theo tháng phát sinh thì số thuế trên chỉ tiêu 43 bao giờ cũng nhỏ hơn số dư nợ TK 133

  • TK 131: Công nợ phải thu

Tài khoản này sẽ có cả dư nợ và dư có. Bạn cần đối chiếu số dư này với sổ chi tiết công nợ phải thu. Nếu có số dư có, bạn cần đối chiếu xem:

Có đúng khách hàng trả trước cho mình, hay mình hạch toán nhầm.

Nếu khách hàng chuyển tiền vào TK của công ty mình, mà chưa xuất hóa đơn, thì bạn nên xuất hóa đơn cho số tiền này để hạch toán doanh thu trong kỳ

Đối chiếu với biên bản xác nhận công nợ tại thời điểm 31/12.

  • TK 141: Tạm ứng

Tài khoản này thường không dư có. Nếu có dư có thì phải xem hạch toán có gì chưa đúng. Nếu còn dư nợ, bạn cần đối chiếu và đôn đốc hoàn ứng để hạch toán chi phí cho phù hợp với doanh thu trong kỳ

  • TK 142, 242 : Chi phí trả trước ngắn hạn và dài hạn

Tài khoản này không dư có. khi xem tài khoản này phải phần số phát sinh :

Phát sinh nợ trong kỳ có khớp với bảng kê các khoản chi phí trả trước tăng trong năm không

Phát sinh có trong kỳ có khớp với số phân bổ hay số giảm của chi phí trả trước trong năm không

Số dư nợ cuối kỳ, bằng số chi phí trả trước còn phải phân bổ trong năm

Số lần phân bổ chi phí trong năm phải đủ chưa, có hợp lý không, những chi phí có gì còn cần phải điều chỉnh không

quyết toán thuế

Trong phần tiếp theo ACC PRO sẽ bổ sung đến anh chị những con số tài khoản không có số dư và được phản ánh trên Báo cáo kết quả kinh doanh khi quyết toán thuế. Mọi thắc mắc về báo cáo tài chính khi quyết toán thuế cho doanh nghiệp anh chị có thể liên lạc với ACC PRO để được tư vấn thêm, mọi tư vấn đều là miễn phí !!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.