Việc để sai thuế suất trên hóa đơn gây ra nhiều hậu quả lớn cho cả doanh nghiệp, khách hàng, đối tác và cơ quan thuế nếu như không xử lý kịp thời, vậy phải làm sao khi phát hiện thuế suất trên hóa đơn bị “sai” ??
Đầu tiên doanh nghiệp mình cần nắm về quy định thuế suất trên hóa đơn theo Điểm a, Khoản 5, Điều 12, Thông tư 219/2013/TT-BTC, việc ghi và tính thuế suất trên hóa đơn được quy định: Trong quá trình tính toán và cho ra hóa đơn bán hàng doanh nghiệp phải ghi rõ giá bán chưa thuế, thuế suất và tổng số tiền người mua phải thanh toán. Và nhiệm vụ của kế toán là phải ghi đúng thuế suất trên hóa đơn. Vì nếu để sai sót sẽ khiến doanh nghiệp gặp không ít rắc rối.
Có thể bạn không biết nhưng rất nhiều trường hợp doanh nghiệp trong quá trình bán xuất hóa đơn đầu ra làm sai thuế suất, bên mua nhận hóa đơn ghi sai thuế suất không chỉ ảnh hưởng đến việc thanh toán mà còn liên quan trực tiếp tới khâu nộp thuế và khấu trừ thuế của các bên. Ngay lúc này kế toán cần xử lý vấn đề theo những cách sau:
Cách xử lý khi thuế suất trên hóa đơn bị sai
Xử lý khi thuế suất trên hóa đơn bị sai nhưng chưa xé khỏi cuống
Nếu để xảy ra trường hợp này, doanh nghiệp cần nhanh chóng gạch chéo các liên và lưu giữ lại số hóa đơn lập sai. Kế tiếp, kế toán lập hóa đơn mới để thay thế hóa đơn lập sai.
Xử lý khi thuế suất trên hóa đơn bị sai nhưng đã xé cuống
Khác với trường hợp trên, nếu doanh nghiệp mắc phải lỗi này thì có 3 trường hợp xảy ra, kế toán có thể căn cứ vào Điều 20, Thông tư 39/2014/TT-BTC để xử lý nhanh theo những cách được hướng dẫn dưới đây:
Hóa đơn bị sai thuế suất đã xé nhưng chưa giao cho khách hàng
Nếu may mắn hóa đơn sai thuế suất đã xé nhưng chưa giao cho khách hàng thì doanh nghiệp nhanh chóng kẹp liên vừa xé về vị trí cũ, gạch chéo 3 liên hóa đơn bị ghi sai thuế suất để thực hiện lưu giữ. Kế tiếp, kế toán xuất hóa đơn mới để thay thế hóa đơn viết sai.
Hóa đơn bị sai thuế suất đã xé cuống, đã giao cho khách hàng và chưa kê khai thuế
Nếu mắc phải những lỗi cực kỳ nghiêm trọng này thì doanh nghiệp cần làm theo các bước được quy định ở Khoản 2, Điều 20 của Thông tư 39/2014/TT-BTC, doanh nghiệp nhanh chóng làm theo các bước sau:
Bước 1: Bên mua và bên bán lập biên bản thu hồi hóa đơn viết sai, ký tên và đóng dấu.
Bước 2: Gạch chéo các liên và lưu giữ lại hóa đơn lập sai.
Bước 3: Lập ngay hóa đơn mới thay thế hóa đơn sai sót.
Kế toán của doanh nghiệp cực kỳ lưu ý khi phạm phải lỗi này đó là nên kê khai thuế theo hóa đơn mới, không kê khai hóa đơn cũ sai sót.
Hóa đơn bị sai thuế suất nhưng đã xé cuống, đã giao cho khách hàng và đã kê khai thuế luôn rồi
Mức độ cao nhất của vấn đề đây rồi, nếu đang trong tình huống này thì tốt nhất doanh nghiệp nên tuân thủ theo khoản 2, Điều 20 của Thông tư 39/2014/TT-BTC, trường hợp hóa đơn đã lập, đã giao cho người mua, đã giao hàng hóa, cung ứng dịch vụ, người bán và người mua đã kê khai thuế thì thực hiện như sau:
- Cả hai bên thỏa thuận, lập biên bản điều chỉnh, ghi rõ sai sót, ký và đóng dấu xác nhận của cả hai.
- Lập hóa đơn điều chỉnh sai sót.
Những lưu ý vô cùng quan trọng khi thực hiện sửa sai theo cách trên:
- Hóa đơn điều chỉnh phải ghi rõ điều chỉnh tăng hay giảm thuế suất giá trị gia tăng. Hóa đơn điều chỉnh không được ghi số âm (-).
- Ngày trên hóa đơn điều chỉnh phải trùng khớp với ngày trên biên bản điều chỉnh.
- Nếu là hóa đơn điều chỉnh tăng phải kê khai thuế như hóa đơn bình thường vào tờ khai của kỳ hiện tại.
- Nếu là điều chỉnh giảm: Bên bán kê khai âm vào tờ khai 01/GTGT hoặc trừ đi số tiền và tiền thuế tương ứng của hóa đơn điều chỉnh của tờ khai kỳ hiện tại. Còn bên mua: Kê khai âm vào tờ khai 01/GTGT hoặc trừ đi số tiền và tiền thuế tương ứng của hóa đơn điều chỉnh của tờ khai kỳ hiện tại.
Tốt nhất là hạn chế những sai sót trên vì nếu lỡ sai không những doanh nghiệp gặp rắc rối mà uy tín cũng giảm đi ít nhiều vì thế hãy chọn đơn vị chuyên nghiệp để có thể giúp doanh nghiệp xử lý những vấn đề trên nhé.