Xu hướng ngành kế toán thuế sẽ thay đổi trong và sau đại dịch như thế nào để có thể là điểm tránh bão an toàn cho doanh nghiệp ??
Xu hướng ngành kế toán thuế trong đại dịch Covid 19
Đợt dịch lần thứ 4 bùng phát tại TP.HCM như một cơn bão lớn khiến không ít doanh nghiệp rơi vào cảnh “đóng băng” kinh tế. Điều đáng lo ngại là các chủ doanh nghiệp hầu như chưa có kinh nghiệm để đối phó với biến cố khó lường này. Điều này cũng vô tình tạo nên áp lực đè nặng lên bộ phận kế toán. Vì tình hình kinh tế bất ổn nên dễ kéo theo nguy cơ xuất hiện các khoản nợ xấu. Chi phí tăng cao nhưng lợi nhuận lại thấp, ngành kế toán như nằm giữa tâm bão chịu ảnh hưởng trực tiếp từ những sự cố này.
Lo ngại lớn hơn việc đóng băng công ty chính là dịch bệnh còn làm tăng nguy cơ phá sản ở nhiều doanh nghiệp. Trong đó, kế toán thuế là bộ phận quan trọng ở nhiều công ty, doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp đóng cửa thì sẽ là mối đe dọa lớn đối với ngành kế toán thuế. Ngoài ra, dịch covid 19 còn làm đảo lộn, gián đoạn mọi hoạt động của doanh nghiệp. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến công việc của kế toán viên thuế. Dường như công việc của ngành kế toán thuế trong mùa dịch càng trở nên áp lực hơn, nặng nề hơn.
Đợt dịch lần thứ 4 lớn và nặng nề đến nỗi khiến hoạt động kinh doanh ở nhiều doanh nghiệp bị sụt giảm nghiêm trọng. Nhiều hoạt động giao dịch phải tạm dừng hoạt động để tránh nguy cơ lây lan dịch bệnh. Đứng trước những thách thức này, ngành kế toán cần chuyển dịch theo xu hướng mới để có thể giúp vực dậy nền kinh tế.
Xu hướng ngành kế toán thuế sau đại dịch Covid 19
Khó khăn thách thức từ đại dịch là thế nhưng ngành kế toán thuế vẫn luôn có sự chuyển dịch mạnh mẽ. Vậy xu hướng ngành kế toán thuế sau đại dịch sẽ như thế nào?
=> Doanh nghiệp phải nâng cao chỉ số trải nghiệm nhân viên ngành kế toán
Ngành kế toán thuế đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế. Và trong mỗi công ty, kế toán được xem là bộ phận đầu não. Do vậy, ngay thời điểm dịch bệnh bùng phát, ban lãnh đạo cần tạo ra những trải nghiệm tối ưu cho đội ngũ nhân viên kế toán. Đây cũng chính là tiền đề để tạo ra sự phát triển dài hạn cho mọi tổ chức doanh nghiệp.
=> Doanh nghiệp phải tối ưu hóa chi phí trong mọi hoạt động kinh doanh
Không riêng gì ngành kế toán thuế mà tất cả các ngành nên đi theo xu hướng thắt chặt chi phí nội bộ, tối ưu dòng tiền. Đặc biệt, cắt giảm những nguồn chi phí không tạo được giá trị. Trong đại dịch, mục tiêu mới của doanh nghiệp không phải là tăng trưởng nữa mà là tồn tại. Do vây, ngành kế toán bắt đầu rà soát lại những kế hoạch không phù hợp với mục tiêu này.
=> Doanh nghiệp phải kích cầu, tận dụng mọi cơ hội
Tồn tái sau đại dịch không nên là mục tiêu duy nhất mà chỉ nên là ưu tiên lên hàng đầu vì các công ty, doanh nghiệp còn phải hoạt động kinh doanh một cách bài bản và thận trọng hơn. Do đó, trước sự sụt giảm doanh số nghiêm trọng, ngành kế toán cần chú trọng đến những phương án kích cầu, tăng doanh thu. Chẳng hạn như đưa ra các chính sách khuyến mãi, ưu đãi hấp dẫn cho khách hàng. Đây cũng là một cách để bình ổn doanh số sau dịch bệnh.
=> Doanh nghiệp phải tìm kiếm nguồn vay từ bên ngoài
Chỉ trong đợt dịch lần thứ 4 này không ít doanh nghiệp đang lao đao trước bờ vực phá sản. Do đó, ngành kế toán sẽ tập trung vào việc tìm kiếm nguồn vay từ bên ngoài. Bởi tiềm lực kinh tế không đủ mạnh, nhiều công ty mỏng vốn sẽ rất dễ gục ngã trong vòng 1 – 2 tháng tới nếu dịch bệnh bùng phát mạnh mẽ. Xu hướng ngành kế toán trong dịch corona sẽ chuyển dịch vào việc tìm kiếm nguồn vay từ ngân hàng, các quỹ đầu tư hay các nguồn lực từ cá nhân.
=> Doanh nghiệp phải để kế toán tái lập lại các kế hoạch tài chính
Chắc chắn dưới tác động mạnh mẽ của dịch bệnh, các kế hoạch tài chính trong ngành kế toán thuế đã được hoạch định từ trước gần như phá sản. Đương nhiên, dịch bệnh bùng phát bất ngờ là ngoài dự đoán của các công ty, doanh nghiệp. Để giảm thiểu những tác động tiêu cực từ tình hình kinh tế chung, ngành kế toán cần hoạch định lại kế hoạch tài chính mới.
=> Doanh nghiệp phải tranh thủ truyền thông
Dịch bệnh Covid 19 được xem là bước càn nền kinh tế toàn cầu lớn nhất trong thế kỷ 21 này. Trước tình hình này, các thông tin xấu và tốt lan nhanh với mức độ chóng mặt. Ngành kế toán cần tận dụng cơ hội này để truyền tải những thông tin tích cực của doanh nghiệp đến khách hàng. Đại dịch covid đang “giáng những đòn tâm lý mạnh mẽ lên nền kinh tế. Do vậy, xu hướng ngành kế toán thuế sau đại dịch là cần thiết để giúp các doanh nghiệp vượt khó thời dịch.
Mọi thắc mắc về xu hướng kế toán thuế của doanh nghiệp bạn có thể liên hệ ngay với ACC PRO để được tư vấn và hỗ trợ nhánh nhất có thể nhé.