Bạn đang làm kế toán thuế, vậy bạn có thật sự đã hiểu hết và sử dụng toàn bộ thông tư, điều luật khi quyết toán thuế hay vẫn chỉ đang làm việc theo kinh nghiệm, “thuật toán ngầm” mà nơi bạn làm việc mong muốn bạn áp dụng. Làm theo kinh nghiệm thì có thể vượt qua tường lửa giám sát của cơ quan thuế. Nhưng nếu làm theo các thông tư, luật pháp thì bạn chẳng phải lo sợ điều gì, kể cả khi gặp phải những vấn đề khó giải quyết dưới đây.

kế toán thuế

1. Hàng về trước, hóa đơn về sau (âm kho)

Cách xử lý phổ biến khi mượn hàng là “đá hàng”, tức là không ghi nhận lại thực tế việc mượn hàng trong quản lý kho hoặc ghi nhận một cách không chính xác. Hoặc có trường hợp chỉ cần có biên bản mượn là đã được nhập kho như bình thường mà không xem xét lại việc sử dụng thực tế của hàng mượn.

Tuy nhiên, thực tế là trong khi chúng ta đã lấy hàng mượn với điều kiện không sử dụng hoặc bán, nhưng vẫn tiếp tục sử dụng nó trong các hoạt động kinh doanh hàng ngày. Việc này vi phạm nguyên tắc của việc mượn hàng và có thể gây ra những hậu quả pháp lý nghiêm trọng.

Cơ quan thuế có thể phân tích kỹ thuật thông qua việc so sánh dữ liệu nhập kho với dữ liệu sử dụng thực tế để phát hiện ra những không khớp. Khi phát hiện ra sự không phù hợp này, họ có thể tiến hành kiểm tra và xử phạt vi phạm theo quy định pháp luật.

Cách xử lý đúng:

  • Tuân theo quy định của Thông tư 10/2014/TT-BTC, ta có thể thực hiện việc lập hợp đồng hoặc tạm nhập kho để bổ sung vào hồ sơ, tạo điều kiện cho cán bộ thuế xem xét khấu trừ. Tuy nhiên, cần nhớ rằng cán bộ thuế chỉ đánh giá mà không quy định cụ thể, vì vậy vẫn có rủi ro về việc không được chấp nhận.
  • Một cách xử lý khác là tiếp cận một cách chủ động, thỏa thuận với bên cung cấp để ghi chính xác thời điểm giao hàng trên hóa đơn. Hình thức xử phạt sẽ được chuyển từ bên mua sang bên bán nếu hóa đơn xuất sai thời điểm, với mức phạt thường từ 4 đến 8 triệu đồng (thường là 4 triệu đồng). Đây được xem là cách tiếp cận hiệu quả và ít gây rắc rối sau này cho các doanh nghiệp.
kế toán thuế

>>> Xem thêm: LỆCH TIỀN THUẾ GTGT TRÊN HOÁ ĐƠN XỬ LÝ THẾ NÀO?

2. Hàng bán chưa xuất hóa đơn (chênh lệch tồn kho so với sổ sách)

Hàng bán chưa xuất hóa đơn, tạo chênh lệch tồn kho, có thể xuất phát từ kế toán trừ sai, quên xuất hóa đơn khi bán, hoặc mong muốn trốn thuế. Cũng có thể do quy trình kinh doanh không rõ ràng, dẫn đến sự không nhất quán giữa tồn kho thực tế và sổ sách. Việc này không chỉ ảnh hưởng đến quản lý tồn kho mà còn có thể gây hậu quả pháp lý và tài chính nặng nề cho doanh nghiệp.

Cách xử lý theo kinh nghiệm thường gặp:

Cách 1: Bán hóa đơn cho những bên chuyên mua hóa đơn là một cách dễ thực hiện nhưng lại nhiều rủi ro.

Cách 2: Xả hàng với giá thấp để giảm chi phí mà vẫn mang lại lợi nhuận cho doanh nghiệp là cách mà nhiều kế toán vẫn rỉ tai nhau trên các diễn đàn.

Cách xử lý theo luật pháp:

Cách 1: Cách để xử lý hàng tồn kho ảo mà an toàn đó là “chưa bán thì bây giờ bán, hóa đơn chưa xuất thì bây giờ xuất”. Vẫn theo thông tư 10//2014/TT-BTC chúng ta có thể chấp nhận mức phạt để xuất hóa đơn theo quy định

Cách 2: Cũng có thể áp dụng các chương trình xả hàng, giảm giá để giải quyết hàng tồn kho ảo. Tuy nhiên lại phải lưu ý về đối tượng mua hàng là khách lẻ hay doanh nghiệp, giá bán đã phù hợp với thị trường chưa, …

3. Thiếu chứng từ thanh toán

Chứng từ hóa đơn thường rất quan trọng tuy nhiên việc lưu trữ hoặc hình thức hóa đơn lại chưa được chú trọng. Chỉ khi các thanh tra, cơ quan thuế muốn điều tra thì kế toán mới đi tìm hoặc chuẩn bị một cách chống chế. Vậy những bộ chứng từ thanh toán này liệu nó có phát huy tác dụng của nó là trở thành bằng chứng xác minh hay không. Nó có thể là con dao hai lưỡi chống lại chính doanh nghiệp của mình bất cứ lúc nào.

Kế toán thuế

Cách xử lý đúng

Bất kể các hoá đơn là dạng điện tử hay hóa đơn giấy, chúng đều cần được lưu lại, sắp xếp cẩn thận. Các hoá đơn chứng từ là rất cần thiết cho việc khắc phục bất kỳ sự thiếu sót hay nhầm lẫn nào trong ghi chép sổ sách kế toán, và chúng cũng vô cùng có ích cho việc tính chi phí được loại trừ và giảm thuế khi đến thời gian quyết toán. Làm đúng, làm đủ, làm cẩn thận ngay từ đầu chính là cái tâm mà kế toán thuế nào cũng cần có.

4.  Các vấn đề khác

Chi phí khấu hao:

Nhiều kế toán thuế mắc phải vấn đề chọn khung khấu hao không phù hợp với quy định hiện hành (Thông tư 45,147, 28).

Rủi ro là: Với việc chọn khung thời gian ngắn hơn mức tối thiểu, cơ quan thuế có quyền loại trừ chi phí vượt. Với việc chọn khung khấu hao thời gian dài hơn mức tối đa, cơ quan thuế có thể loại trừ phần chi phí cho những năm sau số năm max được trích khấu hao. Hoặc là phân bổ chi phí sửa chữa lớn tài sản (TK 242) quá 3 năm (thông tư 78 tối đa chỉ được 3 năm). Những vấn đề này mọi kế toán đều phải hết sức cẩn thận và làm theo nguyên tắc mà pháp luật đã đưa ra.

Lách bảo hiểm xã hội:

Cách làm đúng duy nhất để giảm tối đa chi phí BHXH là đưa một phần lương vào các khoản thưởng vì BHXH hiện tại được tính dựa trên lương và các khoản phụ cấp cố định nhưng doanh nghiệp phải có quy chế thưởng rõ ràng, hợp lý. Tránh tình trạng thưởng không có căn cứ cụ thể nào.

Đại Lý Thuế ACCPRO

Bài viết trên đây là những thông tin mà Đại lý Thuế ACCPRO chia sẻ để giúp bạn biết được “Hơn 90% kế toán thuế đều đang hiểu sai và làm sai về những vấn đề”. Nếu còn bất kỳ vướng mắc hay vấn đề nào còn chưa rõ cần được giải đáp, hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và hỗ trợ nhanh nhất nhé!   

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.