Nhượng quyền thương hiệu là việc chuyển giao quyền sử dụng nhãn hiệu sang cho chủ sở hữu mới, đây là thỏa thuận thông dụng được nhiều tổ chức, cá nhân thực hiện. ACCPRO tư vấn điều kiện được chuyển nhượng nhãn hiệu và chi phí, thủ tục chuyển nhượng nhãn hiệu cần thực hiện theo quy định mới nhất.

Nhượng quyền thương hiệu là gì?

Nhượng quyền thương hiệu (Franchise) là thuật ngữ để nói về một hình thức kinh doanh của cá nhân hay tổ chức nào đó được phép dùng thương hiệu của một sản phẩm, dịch vụ của bên nhượng quyền để kinh doanh trong một khoảng thời gian nhất định. Tuy nhiên với điều kiện bên được nhượng phải đồng ý các thỏa thuận của bên nhượng lại thương hiệu.

Có 04 loại hình nhượng quyền thương hiệu cơ bản:

  • Nhượng quyền mô hình kinh doanh toàn diện;
  • Nhượng quyền mô hình kinh doanh không toàn diện;
  • Nhượng quyền có tham gia quản lý;
  • Nhượng quyền có tham gia đầu tư vốn.
nhượng quyền thương hiệu

Cần đảm bảo những điều kiện gì khi thực hiện nhượng quyền thương hiệu?

Tất cả các yếu tố pháp lý trong quá trình nhượng quyền thương hiệu đều có ảnh hưởng sâu rộng đến hoạt động kinh doanh:

Đăng ký kinh doanh

  • Xác định loại hình doanh nghiệp: Việc đăng ký kinh doanh cung cấp thông tin về loại hình doanh nghiệp, quy định rõ ràng về trách nhiệm và quyền lợi của chủ sở hữu.
  • Mở rộng quy mô: Nếu không có đăng ký kinh doanh hoặc đăng ký loại hình không phù hợp, việc mở rộng hoặc thay đổi quy mô sẽ gặp khó khăn, thậm chí bị hạn chế bởi các quy định pháp lý.

Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm

  • Cam kết chất lượng: Việc đảm bảo điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm không chỉ tuân thủ yêu cầu pháp lý mà còn thể hiện cam kết đối với chất lượng sản phẩm và sức khỏe của người tiêu dùng.
  • Ảnh hưởng đến uy tín: Việc không tuân thủ điều kiện này có thể dẫn đến vi phạm pháp luật, đồng thời ảnh hưởng tiêu cực đến uy tín và hình ảnh của doanh nghiệp trước khách hàng và cơ quan quản lý.

Đăng ký thương hiệu và bảo hộ

  • Quyền sở hữu thương hiệu: Việc đăng ký và bảo hộ thương hiệu đảm bảo quyền sở hữu, sử dụng và chống lại việc sao chép trái phép. Việc không kịp thời hoặc mất thương hiệu có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến định danh và giá trị của doanh nghiệp.
  • Quyền công nhận của Nhà nước: Việc chưa có văn bằng bảo hộ cũng có thể ngăn chặn quyền sở hữu và sử dụng thương hiệu, gây rủi ro pháp lý đối với việc nhượng quyền.

Mọi thiếu sót trong những yếu tố này đều có thể gây ra rủi ro lớn cho việc nhượng quyền, từ việc hạn chế mở rộng kinh doanh đến việc vi phạm pháp luật và mất uy tín của doanh nghiệp. Đặc biệt, việc không đảm bảo quyền sở hữu và bảo hộ thương hiệu có thể dẫn đến việc mất mát đáng kể và ảnh hưởng lâu dài đến hoạt động kinh doanh.

nhượng quyền thương hiệu

Thủ tục cần thực hiện khi thực hiện hoạt động nhượng quyền thương hiệu?

Trường hợp bạn muốn nhân rộng mô hình kinh doanh bằng hình thức chuyển nhượng quyền sở hữu:

Để mở rộng phạm vi kinh doanh thông qua việc chuyển nhượng quyền sở hữu, chủ sở hữu thương hiệu hoặc nhãn hiệu hàng hóa chuyển giao toàn bộ quyền sở hữu của mình đối với thương hiệu hoặc nhãn hiệu đó cho tổ chức hoặc cá nhân khác.

Quyền sử dụng thương hiệu hoặc nhãn hiệu được cấp độc quyền cho chủ sở hữu trong khoảng thời gian được bảo hộ theo quy định trong văn bằng bảo hộ trên toàn lãnh thổ Việt Nam.

Những tổ chức hoặc cá nhân khác muốn sử dụng thương hiệu hoặc nhãn hiệu đang được bảo hộ phải có sự cho phép từ chủ sở hữu thương hiệu hoặc nhãn hiệu.

Quá trình chuyển nhượng quyền sở hữu này thường được thực hiện thông qua việc ký kết Hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp, điển hình là hợp đồng chuyển nhượng quyền thương hiệu hoặc nhãn hiệu.

Căn cứ theo quy định tại Khoản 9 Điều 1 Thông tư 18/2011/TT-BKHCN quy định về thành phần hồ sơ chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp như sau:

a) 02 bản Tờ khai đăng ký hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp, làm theo mẫu 01-HĐCN quy định tại Phụ lục D của Thông tư này;

b) 01 bản hợp đồng (bản gốc hoặc bản sao được chứng thực theo quy định); nếu hợp đồng làm bằng ngôn ngữ khác tiếng Việt thì phải kèm theo bản dịch hợp đồng ra tiếng Việt; hợp đồng có nhiều trang thì từng trang phải có chữ ký xác nhận của các bên hoặc đóng dấu giáp lai;

c) Bản gốc văn bằng bảo hộ;

d) Văn bản đồng ý của các đồng chủ sở hữu về việc chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp, nếu quyền sở hữu công nghiệp tương ứng thuộc sở hữu chung;

e) Giấy ủy quyền (nếu nộp hồ sơ thông qua đại diện);

g) Bản sao chứng từ nộp phí, lệ phí (trường hợp nộp phí, lệ phí qua dịch vụ bưu chính hoặc nộp trực tiếp vào tài khoản của Cục Sở hữu trí tuệ)”.

Tuy nhiên, để thực hiện được hình thức này thì bạn phải có văn bằng bảo hộ đối với thương hiệu bạn sáng lập. Khi đó bạn mới đủ điều kiện để nhượng quyền thương hiệu cho người khác.

nhượng quyền thương hiệu

Đối với về vấn đề đăng ký kinh doanh

Căn cứ vào khoản 1 Điều 3 Nghị định 39/2007/NĐ-CP về cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên, không phải đăng ký kinh doanh cũng quy định như sau:

“1. Cá nhân hoạt động thương mại là cá nhân tự mình hàng ngày thực hiện một, một số hoặc toàn bộ các hoạt động được pháp luật cho phép về mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác nhưng không thuộc đối tượng phải đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật về đăng ký kinh doanh và không gọi là “thương nhân” theo quy định của Luật Thương mại. Cụ thể bao gồm những cá nhân thực hiện các hoạt động thương mại sau đây:

a) Buôn bán rong (buôn bán dạo) là các hoạt động mua, bán không có địa điểm cố định (mua rong, bán rong hoặc vừa mua rong vừa bán rong), bao gồm cả việc nhận sách báo, tạp chí, văn hóa phẩm của các thương nhân được phép kinh doanh các sản phẩm này theo quy định của pháp luật để bán rong;

b) Buôn bán vặt là hoạt động mua bán những vật dụng nhỏ lẻ có hoặc không có địa điểm cố định;

c) Bán quà vặt là hoạt động bán quà bánh, đồ ăn, nước uống (hàng nước) có hoặc không có địa điểm cố định;

d) Buôn chuyến là hoạt động mua hàng hóa từ nơi khác về theo từng chuyến để bán cho người mua buôn hoặc người bán lẻ;

đ) Thực hiện các dịch vụ: đánh giày, bán vé số, chữa khóa, sửa chữa xe, trông giữ xe, rửa xe, cắt tóc, vẽ tranh, chụp ảnh và các dịch vụ khác có hoặc không có địa điểm cố định;

e) Các hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên không phải đăng ký kinh doanh khác.”

Đại Lý Thuế ACCPRO

Bài viết trên đây là những thông tin mà Đại lý Thuế ACCPRO chia sẻ để giúp bạn biết được “Điều kiện và thủ tục để nhượng quyền thương hiệu”. Nếu còn bất kỳ vướng mắc hay vấn đề nào còn chưa rõ cần được giải đáp, hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và hỗ trợ nhanh nhất nhé!   

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.