Chi phí loại trừ khi tính thuế TNDN là gì và có bao nhiêu loại là kiến thức mà bất kỳ người làm kế toán nào cũng phải biết nhất là kế toán của những công ty mới thành lập.
Vậy Chi phí loại trừ khi tính thuế TNDN là gì ??
Hiểu một cách đơn giản thì chi phí loại trừ khi tính thuế là các khoản chi phí thì các bạn phải hạch toán phản ánh sổ sách bình thường (dù chi phí đó có được trừ hay không thì vẫn phải hạch toán như bình thường) -> Đó là các khoản chi phí kế toán. Do đó, khi tính thuế TNDN thì các bạn phải xác định xem các khoản chi phí đó có đủ điều kiện để đưa vào chi phí hợp lý khi tính thuế TNDN hay không (Phải áp dụng theo Luật thuế).
Tuy nhiên, một thực tế vẫn xảy ra rất nhiều hiện nay trong các doanh nghiệp mới thành lập đó là các bạn kế toán khi biết các khoản chi phí đó không được tính vào chi phí được trừ khi tính thuế TNDN, thì các bạn đã xử lý bằng cách: “Không hạch toán sổ sách ” của Doanh nghiệp, dẫn đến việc không khớp được các sổ, không khớp với công nợ. . .-> Như vậy là Báo cáo tài chính BỊ SAI (Báo cáo không phản ánh đúng tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của Doanh nghiệp).
Chính vì thế mà trong khuôn khổ của vấn đề này cũng như trong 2 phần bài viết mà ACC PRO gửi đến bạn chúng tôi sẽ cố gắng chia sẻ một cách chi tiết nhất về các chi phí loại trừ khi tính thuế tndn và quyết toán. Mức khống chế một số chi phí căn cứ vào Điều 6 Thông tư 78/2014/TT-BTC (đã được sửa đổi, bổ sung bởi Điều 4 Thông tư 96/2015/TT-BTC của Bộ Tài chính), thông tư 25/2018/TT-BTC.
Có tổng cộng 37 khoản chi phí loại trừ khi tính thuế TNDN
Nếu là kế toán của một công ty mới thành lập thì 37 khoản chi phí loại trừ khi tính thuế TNDN này rất quan trọng, bạn đừng bỏ qua nhé:
Khoản 1: Chi phí không đáp ứng đủ các điều kiện quy định tại Khoản 2 điều 4 Thông tư 96/2015/TT-BTC
Khoản 2: Chi phí khấu hao tài sản cố định
Khoản 3: Chi phí nguyên liệu, vật liệu, nhiên liệu, năng lượng, hàng hóa phần vượt mức tiêu hao hợp lý
Khoản 4: Chi phí doanh nghiệp mua hàng hóa, dịch vụ nhưng không lập Bảng kê kèm theo chứng từ thanh toán cho người bán hàng, cung cấp dịch vụ
Khoản 5: Chi phí tiền thuê tài sản của cá nhân không có đầy đủ hồ sơ, chứng từ
Khoản 6: Chi phí tiền lương, tiền công, tiền thưởng cho người lao động
Khoản 7: Chi phí trang phục
Khoản 8: Chi phí thưởng sáng kiến, cải tiến
Khoản 9: Chi phí phụ cấp tàu xe đi nghỉ phép không đúng theo quy định của Bộ Luật Lao động.
Khoản 10: Các khoản chi được trừ nhưng chi không đúng đối tượng, không đúng mục đích hoặc mức chi vượt quá quy định.
Khoản 11: Chi phí trả tiền điện, tiền nước với những doanh nghiệp thuê địa điểm sản xuất kinh doanh; chủ cho thuê trực tiếp ký hợp đồng cung cấp điện, nước với nhà cung cấp
Khoản 12: Chi phí trích, lập và sử dụng các khoản dự phòng không theo đúng hướng dẫn của Bộ Tài chính về trích lập dự phòng
Khoản 13: Chi phí trích trước theo kỳ hạn, theo chu kỳ mà đến hết kỳ hạn, hết chu kỳ chưa chi hoặc chi không hết.
Khoản 14: Lỗ chênh lệch tỷ giá hối đoái
Khoản 15: Chi tài trợ cho giáo dục (bao gồm cả chi tài trợ cho hoạt động giáo dục nghề nghiệp)
Khoản 16: Chi tài trợ cho y tế
Khoản 17: Chi tài trợ làm nhà cho người nghèo
Khoản 18: Phần chi phí quản lý kinh doanh do công ty ở nước ngoài phân bổ cho cơ sở thường trú tại Việt Nam
Khoản 19: Các khoản chi không tương ứng với doanh thu tính thuế
Khoản 20: Chi ủng hộ địa phương; chi ủng hộ các đoàn thể, tổ chức xã hội; chi từ thiện
Khoản 21: Khoản chi liên quan trực tiếp đến việc phát hành cổ phiếu và cổ tức của cổ phiếu, mua bán cổ phiếu quỹ và các khoản chi khác liên quan trực tiếp đến việc tăng, giảm vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp.
Khoản 22: Các khoản tiền phạt về vi phạm hành chính
Khoản 23: Các khoản thuế
Khoản 24: Chi phí vượt mức 01 triệu đồng/tháng/người để: Trích nộp quỹ hưu trí tự nguyện, mua bảo hiểm hưu trí tự nguyện cho người lao động.
Khoản 25: Chi phí trả trợ cấp mất việc làm cho người lao động không theo đúng quy định hiện hành.
Khoản 26: Chi phí đóng góp hình thành nguồn chi phí quản lý cho cấp trên.
Khoản 27: Chi đóng góp vào các quỹ của Hiệp hội (các Hiệp hội này được thành lập theo quy định của pháp luật) vượt quá mức quy định của Hiệp hội.
Khoản 28: Chi phí thuê tài sản cố định vượt quá mức phân bổ theo số năm mà bên đi thuê trả tiền trước.
Khoản 29: Chi phí trả lãi tiền vay vốn sản xuất kinh doanh của đối tượng không phải là tổ chức tín dụng hoặc tổ chức kinh tế vượt quá 150% mức lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm vay.
Khoản 30: Chi trả lãi tiền vay tương ứng với phần vốn điều lệ (đối với doanh nghiệp tư nhân là vốn đầu tư) đã đăng ký còn thiếu theo tiến độ góp vốn ghi trong điều lệ của doanh nghiệp kể cả trường hợp doanh nghiệp đã đi vào sản xuất kinh doanh.
Khoản 31: Chi phí tài trợ nghiên cứu khoa học không đúng quy định; chi tài trợ cho các đối tượng chính sách không theo quy định của pháp luật; chi tài trợ không theo chương trình của Nhà nước dành cho các địa phương thuộc địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn.
Khoản 32: Chi phí được bù đắp bằng nguồn kinh phí khác; Các khoản chi đã được chi từ quỹ phát triển khoa học và công nghệ của doanh nghiệp; Chi phí mua thẻ hội viên sân gôn, chi phí chơi gôn.
Khoản 33: Chi phí liên quan đến việc thuê quản lý đối với hoạt động kinh doanh trò chơi điện tử có thưởng, kinh doanh casino vượt quá 4% doanh thu hoạt động kinh doanh trò chơi điện tử có thưởng, kinh doanh casino.
Khoản 34: Chi về đầu tư xây dựng cơ bản trong giai đoạn đầu tư để hình thành tài sản cố định.
Khoản 35: Số tiền cấp quyền khai thác khoáng sản vượt mức thực tế phát sinh của năm.
Khoản 36: Các khoản chi của hoạt động kinh doanh bảo hiểm, kinh doanh xổ số, kinh doanh chứng khoán và một số hoạt động kinh doanh đặc thù khác không thực hiện đúng theo văn bản hướng dẫn riêng của Bộ Tài chính.
Khoản 37: Chi tài trợ cho việc khắc phục hậu quả thiên tai không đúng đối tượng hoặc không có hồ sơ xác định khoản tài trợ.
Đừng bỏ qua bài viết vô cùng bổ ích này nhất là khi bạn là kế toán của một công ty mới thành lập.