Báo cáo tài chính là một cơ chế quan trọng trong hệ thống thông tin kinh tế và tài chính của một doanh nghiệp. Nó được thực hiện theo các biểu mẫu được quy định trong chuẩn mực kế toán và các chế độ kế toán. Mặc dù BCTC năm áp dụng cho đa dạng các loại hình doanh nghiệp, nhưng vẫn có những trường hợp không cần phải lập BCTC. Điều này bao gồm:

Trường hợp doanh nghiệp không phải lập BCTC 

Dựa trên Điều 18 của Thông tư 132/2018/TT-BTC, các quy định sau áp dụng cho doanh nghiệp siêu nhỏ:

  • Doanh nghiệp siêu nhỏ nộp thuế TNDN dựa trên tỷ lệ % trên doanh thu bán hàng, dịch vụ không cần phải lập BCTC để nộp cho cơ quan thuế.
  • Các doanh nghiệp siêu nhỏ này cần tuân thủ các quy định của pháp luật thuế khi lập và nộp các báo cáo liên quan đến thuế. Thời gian thực hiện được quy định bởi pháp luật thuế.
  • Bên cạnh các báo cáo thuế, các doanh nghiệp siêu nhỏ có thể tự lập các báo cáo kế toán để hỗ trợ quản trị và điều hành doanh nghiệp dựa trên thông tin về doanh thu, chi phí và các khoản liên quan khác.
  • Nếu doanh nghiệp siêu nhỏ chọn áp dụng chế độ kế toán quy định trong Thông tư này để hỗ trợ quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh, thì vẫn phải lập Báo cáo tài chính theo quy định. Tuy nhiên, báo cáo này không cần phải nộp cho cơ quan thuế mà chỉ cần lưu trữ và sử dụng nội bộ, được bảo quản theo quy định và sẵn sàng để kiểm tra khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu.
báo cáo tài chính

>>> Xem thêm: NHỮNG DẤU HIỆU KHIẾN DOANH NGHIỆP CÓ THỂ BỊ THANH TRA THUẾ

Đối tượng lập báo cáo tài chính 

Căn cứ Điều 99 Thông tư 200/2014/TT-BTC quy định về đối tượng lập BCTC như sau: 

  • Hệ thống BCTC năm được áp dụng cho tất cả các loại hình doanh nghiệp thuộc các ngành và các thành phần kinh tế. BCTC năm phải lập theo dạng đầy đủ.  
  • Đối tượng lập BCTCh giữa niên độ ( BCTC quý và bán niên): 
  • Doanh nghiệp do Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ hoặc nắm giữ cổ phần chi phối, đơn vị có lợi ích công chúng phải lập BCTC giữa niên độ;
  • Các doanh nghiệp khác không thuộc đối tượng tại điểm a nêu trên được khuyến khích lập BCTC giữa niên độ (nhưng không bắt buộc). 
  • BCTC giữa niên độ được lập dưới dạng đầy đủ hoặc tóm lược. Chủ sở hữu đơn vị quyết định việc lựa chọn dạng đầy đủ hoặc tóm lược đối với Báo cáo tài chính giữa niên độ của đơn vị mình nếu không trái với quy định của pháp luật mà đơn vị thuộc đối tượng bị điều chỉnh. 
  • Doanh nghiệp cấp trên có các đơn vị trực thuộc không có tư cách pháp nhân phải lập BCTC của riêng đơn vị mình và BCTC tổng hợp. Báo cáo tài chính tổng hợp được lập trên cơ sở đã bao gồm số liệu của toàn bộ các đơn vị trực thuộc không có tư cách pháp nhân và đảm bảo đã loại trừ tất cả số liệu phát sinh từ các giao dịch nội bộ giữa đơn vị cấp trên và đơn vị cấp dưới, giữa các đơn vị cấp dưới với nhau. 

Các đơn vị trực thuộc không có tư cách pháp nhân phải lập BCTC của mình phù hợp với kỳ báo cáo của đơn vị cấp trên để phục vụ cho việc tổng hợp BCTC của đơn vị cấp trên và kiểm tra của cơ quan quản lý Nhà nước. 

  • Việc lập và trình bày BCTC của các doanh nghiệp ngành đặc thủ tuân thủ theo quy định tại chế độ kế toán do Bộ Tài chính ban hành hoặc chấp thuận cho ngành ban hành. 
  • Việc lập, trình bày và công khai BCTC hợp nhất năm và BCTC hợp nhất giữa niên độ thực hiện theo quy định của pháp luật về Báo cáo tài chính hợp nhất. 
  • Việc ký BCTC phải thực hiện theo Luật kế toán. Đối với đơn vị không tự lập BCTC mà thuê dịch vụ kế toán lập BCTC, người hành nghề thuộc các đơn vị dịch vụ kế toán phải ký và ghi rõ Số chứng chỉ hành nghề, tên và địa chỉ Đơn vị cung cấp dịch vụ kế toán. Người hành nghề cá nhân phải ghi rõ Số chứng chỉ hành nghề. 
báo cáo tài chính

Kỳ lập Báo cáo tài chính 

Theo Điều 98 của Thông tư 200/2014/TT-BTC, các quy định về kỳ lập Báo cáo tài chính được xác định như sau:

  1. Kỳ lập Báo cáo tài chính năm:
    • Các doanh nghiệp phải lập Báo cáo tài chính năm theo quy định của Luật kế toán.
  2. Kỳ lập Báo cáo tài chính giữa niên độ:
    • Báo cáo tài chính giữa niên độ bao gồm Báo cáo tài chính quý (bao gồm cả quý IV) và Báo cáo tài chính bán niên.
  3. Kỳ lập Báo cáo tài chính khác:
    • Các doanh nghiệp có thể lập Báo cáo tài chính theo kỳ kế toán khác (như tuần, tháng, 6 tháng, 9 tháng…) theo yêu cầu của pháp luật, của công ty mẹ hoặc của chủ sở hữu.
    • Đơn vị kế toán bị chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi hình thức sở hữu, giải thể, chấm dứt hoạt động, phá sản phải lập Báo cáo tài chính tại thời điểm chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi hình thức sở hữu, giải thể, chấm dứt hoạt động, phá sản.
  4. Xác định niên độ tổng hợp Báo cáo tài chính của cơ quan tài chính, thống kê: Khi tổng hợp thống kê, nếu nhận được Báo cáo tài chính của các doanh nghiệp có năm tài chính khác năm dương lịch, cơ quan quản lý Nhà nước thực hiện theo nguyên tắc sau:
    • Trường hợp Báo cáo tài chính năm của doanh nghiệp bắt đầu từ 1/4, kết thúc vào 31/3 hàng năm, thì số liệu trên Báo cáo tài chính được tổng hợp thống kê vào số liệu của năm trước liền kề.
    • Trường hợp Báo cáo tài chính năm của doanh nghiệp bắt đầu từ 1/7, kết thúc vào 30/6 hàng năm, Báo cáo tài chính dùng để tổng hợp thống kê là Báo cáo tài chính bán niên.
    • Trường hợp Báo cáo tài chính năm của doanh nghiệp bắt đầu từ 1/10, kết thúc vào 30/9 hàng năm, thì số liệu trên Báo cáo tài chính được tổng hợp thống kê vào số liệu của năm sau.

Thời hạn nộp Báo cáo tài chính 

Thời hạn nộp BCTC được quy định tại Điều 109 Thông tư 200/2014/TT-BTC như sau: 

(1) Đối với doanh nghiệp nhà nước 

Thời hạn nộp Báo cáo tài chính quý: 

  • Đơn vị kế toán phải nộp Báo cáo tài chính quý chậm nhất là 20 ngày, kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán quý; Đối với công ty mẹ, Tổng công ty Nhà nước chậm nhất là 45 ngày; 
  • Đơn vị kế toán trực thuộc doanh nghiệp, Tổng công ty Nhà nước nộp Báo cáo tài chính quý cho công ty mẹ, Tổng công ty theo thời hạn do công ty mẹ, Tổng công ty quy định. 

Thời hạn nộp Báo cáo tài chính năm: 

  • Đơn vị kế toán phải nộp Báo cáo tài chính năm chậm nhất là 30 ngày, kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán năm; Đối với công ty mẹ, Tổng công ty nhà nước chậm nhất là 90 ngày; 
  • Đơn vị kế toán trực thuộc Tổng công ty nhà nước nộp Báo cáo tài chính năm cho công ty mẹ, Tổng công ty theo thời hạn do công ty mẹ, Tổng công ty quy định. 

(2) Đối với các loại doanh nghiệp khác 

  • Đơn vị kế toán là doanh nghiệp tư nhân và công ty hợp danh phải nộp Báo cáo tài chính năm chậm nhất là 30 ngày, kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán năm; đối với các đơn vị kế toán khác, thời hạn nộp Báo cáo tài chính năm chậm nhất là 90 ngày; 
  • Đơn vị kế toán trực thuộc nộp Báo cáo tài chính năm cho đơn vị kế toán cấp trên theo thời hạn do đơn vị kế toán cấp trên quy định. 
Đại Lý Thuế ACCPRO

Bài viết trên đây là những thông tin mà Đại lý Thuế ACC PRO chia sẻ để giúp bạn biết được “Doanh nghiệp nào không cần nộp báo cáo tài chính (BCTC)”. Nếu còn bất kỳ vướng mắc hay vấn đề nào còn chưa rõ cần được giải đáp, hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và hỗ trợ nhanh nhất nhé!    

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.