Bạn hay doanh nghiệp bạn có thể nằm trong 10 trường hợp bị cơ quan thuế công khai thông tin một cách minh bạch.
Thông tin trên là hoàn toàn chính xác và có cơ sở vì Chính phủ đã ban hành Nghị định 126/2020/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý thuế. Theo đó, quy định Cơ quan quản lý thuế công khai thông tin về người nộp thuế trong các trường hợp sau đây:
10 trường hợp cá nhân và doanh nghiệp bị cơ quan thuế công khai thông tin
Trường hợp thứ 1 => Trốn thuế, tiếp tay cho hành vi trốn thuế, chiếm đoạt tiền thuế, vị phạm pháp luật về thuế rồi bỏ trốn khỏi trụ sở kinh doanh.
Trường hợp thứ 2 => Không nộp hồ sơ khai thuế sau 90 ngày, kể từ ngày hết thời hạn nộp hồ sơ khai thuế theo quy định của pháp luật thuế hiện hành.
Trường hợp thứ 3 => Ngừng hoạt động, chưa hoàn thành thủ tục chấm dứt hiệu lực mã số thuế, không hoạt động tại địa chỉ đã đăng ký.
Trường hợp thứ 4 => Các hành vi vi phạm pháp luật về thuế của người nộp thuế làm ảnh hưởng đến quyền lợi và nghĩa vụ thuế của tổ chức, cá nhân khác.
Trường hợp thứ 5 => Không thực hiện các yêu cầu của cơ quan quản lý thuế theo quy định của pháp luật như: Từ chối không cung cấp thông tin tài liệu cho cơ quan quản lý thuế, không chấp hành quyết định kiểm tra, thanh tra và các yêu cầu khác của cơ quan quản lý thuế theo quy định của pháp luật.
Trường hợp thứ 6 => Chống, ngăn cản công chức thuế, công chức hải quan thi hành công vụ.
Trường hợp thứ 7 => Quá 90 ngày kể từ ngày hết thời hạn nộp thuế và các khoản thu khác thuộc ngân sách nhà nước hoặc hết thời hạn chấp hành các quyết định hành chính về quản lý thuế mà người nộp thuế hoặc người bảo lãnh không tự nguyện chấp hành.
Trường hợp thứ 8 => Cá nhân, tổ chức không chấp hành các quyết định hành chính về quản lý thuế mà có hành vi phát tán tài sản, bỏ trốn.
Trường hợp thứ 9 => Phát hành, sử dụng bất hợp pháp hóa đơn.
Trường hợp thứ 10 => Các thông tin khác được công khai theo quy định của pháp luật.
Nội dung thông tin mà cơ quan thuế sẽ công khai nếu cá nhân hay doanh nghiệp thuộc 10 trường hợp trên
Theo đó, nội dung, thông tin mà cá nhân hay doanh nghiệp có thể bị công khai khi thuộc 10 trường hợp trên sẽ bao gồm:
Thông tin về mã số thuế, tên người nộp thuế, địa chỉ, lý do công khai.
Thông tin theo từng trường hợp cụ thể cơ quan quản lý thuế có thể công khai chi tiết thêm một số thông tin liên quan của người nộp thuế.
=> Hình thức mà cơ quan thuế sẽ công khai nội dung, thông tin cá nhân hay doanh nghiệp khi thuộc 10 trường hợp trên:
Theo đó, cơ quan Thuế sẽ đăng tải trên cổng thông tin điện tử của cơ quan quản lý thuế, trang thông tin điện tử của cơ quan quản lý thuế các cấp cũng như công khai trên phương tiện thông tin đại chúng.
Ngoài ra thông tin của cá nhân, doanh nghiệp còn niêm yết tại trụ sở cơ quan quản lý thuế hay thông qua việc tiếp công dân, họp báo, thông cáo báo chí, hoạt động của người phát ngôn của cơ quan quản lý thuế các cấp theo quy định của pháp luật
Không dừng lại ở đó các hình thức công khai khác theo các quy định có liên quan tại nghị định 126/2020/NĐ-CP có hiệu lực thi hành kể từ ngày 05/12/2020.
Rõ ràng việc công khai thông tin ở trên của cơ quan thuế sẽ là một biện pháp tốt để hạn chế đến mức thấp nhất những vi phạm không đáng có mà người nộp thuế hay doanh nghiệp có thể phạm phải như trốn thuế, nộp kê khai thuế chậm.
Mọi thắc mắc về vấn đề trên bạn có thể liên hệ với ACC PRO để được tư vấn chi tiết hơn nhé.