Chế độ kế toán và thuế cho hộ kinh doanh đã không còn phù hợp cũng như có nhiều thứ cần hoàn thiện hơn trong năm 2023 này. Trong khuôn khổ bài viết này, ACC PRO sẽ trình bày một cách chi tiết nhất về 4 chế độ kế toán và thuế mà hộ kinh doanh sẽ hoàn thiện sau đại dịch. Đừng bỏ qua nếu bạn là chủ hộ kinh doanh hay người làm kế toán chính cho những hộ kinh doanh có vi mô.

kế toán và thuế

Có thể bạn không biết, nhưng sau khi đại dịch xuất hiện cũng là lúc những quy định cụ thể về chế độ kế toán và thuế cho các hộ kinh doanh cũng thay đổi theo. Tuy nhiên, một số quy định mang tính pháp lý đã không còn phù hợp với thực tiễn nền kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế. Do vậy, yêu cầu đặt ra là cần hoàn thiện, sửa đổi, bổ sung các văn bản pháp lý cho phù hợp với thực tiễn và tạo thuận lợi cho hộ kinh doanh phát triển.

4 chế độ kế toán và thuế mà hộ kinh doanh sẽ hoàn thiện trong năm 2023

Chế độ kế toán và thuế cho hộ kinh doanh thứ 1: Hoàn thiện những quy định về kế toán doanh thu, chi phí. Chế độ kế toán hộ kinh doanh cần đưa ra khái niệm doanh thu, chi phí phù hợp với quy định của Luật Kế toán. Xác định rõ nội dung, phạm vi xác định doanh thu, chi phí để thống nhất quản lý thông tin với các đối tượng khác.

Chế độ kế toán và thuế này cũng cần quy định cụ thể điều kiện ghi nhận doanh thu, chi phí để thống nhất quản lý doanh thu, chi phí, kết quả kinh doanh trong kỳ tính thuế, trên cơ sở đó xác định đúng đắn nghĩa vụ thuế mà hộ kinh doanh phải nộp. Cần đưa ra các quy định cụ thể về các vấn đề chiết khấu thương mại, giảm giá, khuyến mại…

Chế độ kế toán và thuế cho hộ kinh doanh thứ 2: Hoàn thiện về những quy định hóa đơn, chứng từ. Để đảm bảo tính thống nhất trong quy định về sử dụng hóa đơn, chứng từ đối với tất cả các thành phần kinh tế, chế độ kế toán hộ kinh doanh cần bỏ các quy định về chứng từ bắt buộc và chứng từ hướng dẫn.

Chế độ kế toán và thuế cho hộ kinh doanh thứ 3: Hoàn thiện quy định về sổ kế toán. Để tạo thuận lợi cho các hộ kinh doanh trong ghi chép sổ kế toán, quản lý và kiểm soát được hoạt động là căn cứ để cơ quan thuế xác định phương pháp tính thuế, mức thuế phải nộp. Theo đó, có thể chia thành 3 nhóm hộ kinh doanh và phương pháp tính thuế GTGT như sau:

kế toán và thuế

=> Đối với nhóm hộ kinh doanh có doanh thu dưới 100 triệu đồng, không yêu cầu mở sổ kế toán bắt buộc và áp dụng theo phương pháp tính thuế khoán như hiện nay

=> Đối với nhóm hộ kinh doanh có doanh thu từ 100 triệu đồng đến 500 triệu đồng, yêu cầu mở sổ theo dõi doanh thu, chi phí, kết quả kinh doanh và sổ tồn kho vật liệu, hàng hóa; cách xác định thuế GTGT phải nộp dựa vào thông tin về doanh thu, chi phí và thuế suất thuế GTGT của hàng hóa, dịch vụ chịu thuế

=> Đối với nhóm hộ kinh doanh có doanh thu trên 500 triệu đồng, yêu cầu mở sổ theo dõi doanh thu, chi phí, kết quả kinh doanh và sổ tồn kho vật liệu, hàng hóa, sổ theo dõi tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, sổ theo dõi tài khoản thuế và các khoản phải thu, phải trả. Cách xác định thuế GTGT phải nộp dựa vào thông tin về doanh thu, chi phí và thuế suất thuế GTGT của hàng hóa, dịch vụ chịu thuế.

Chế độ kế toán và thuế cho hộ kinh doanh thứ 4: Hoàn thiện cách tính thuế theo phương pháp trực tiếp trên GTGT. Để đảm bảo phát huy được tính ưu việt của thuế GTGT, không nên áp dụng tính thuế GTGT phải nộp theo tỷ lệ % trên doanh thu nhằm tránh tình trạng thu thuế trùng thuế, phù hợp với bản chất của phương pháp tính là trực tiếp trên GTGT.

Hiện nhà nước vẫn sử dụng theo 3 cách tính thuế trực tiếp trên GTGT, đó là:

=> Cách 1: Số thuế GTGT phải nộp = GTGT của hàng hóa, dịch vụ chịu thuế bán ra (x) thuế suất thuế GTGT áp dụng đối với hàng hóa, dịch vụ đó

=> Cách 2: Số thuế GTGT phải nộp = Doanh thu (x) tỷ lệ % GTGT tính trên doanh thu (x) thuế suất thuế GTGT áp dụng đối với hàng hóa, dịch vụ đó

=> Cách 3: Số thuế GTGT phải nộp = doanh thu (x) tỷ lệ % GTGT do Bộ Tài chính quy định (x) thuế suất thuế GTGT của hàng hóa, dịch vụ đó.

Chế độ kế toán và thuế cho hộ kinh doanh

Tất nhiên, những trao đổi trên nhằm mang tính định hướng để góp phần hoàn thiện hệ thống pháp lý hiện hành về kế toán và thuế, đảm bảo phù hợp với tình hình kinh doanh của hộ kinh doanh tại Việt Nam trong năm nay. Nếu bạn thấy bài viết có ích, đừng quên lưu lại để chia sẻ nhé.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.