Sau khi có giấy phép kinh doanh, doanh nghiệp cần thực hiện khá nhiều thủ tục khác để có thể đi vào hoạt động mà không bị xử phạt. Vậy các thủ tục đó là gì? Để giải đáp, ACCPRO liệt kê 6 thủ tục/việc quan trọng mà doanh nghiệp cần làm ngay sau khi có GPKD trong bài viết dưới đây. 

giấy phép kinh doanh

1. Nộp hồ sơ khai thuế ban đầu, nộp lệ phí môn bài ngay khi có giấy phép kinh doanh

Nộp hồ sơ khai thuế ban đầu

Sau khi nhận GPKD, doanh nghiệp phải soạn thảo hồ sơ khai thuế ban đầu nộp cho Chi cục Thuế quản lý, nơi công ty đặt trụ sở chính.

Lưu ý:

Trong vòng 10 ngày kể từ ngày được cấp GPKD, doanh nghiệp cần phải tiến hành thực hiện thủ tục khai thuế ban đầu.

Trên thực tế, bộ hồ sơ khai thuế không nhất thiết có tất cả những giấy tờ kể trên, ngoại trừ tờ khai phương pháp trích khấu hao TSCĐ là bắt buộc. Các giấy tờ còn lại sẽ tùy theo yêu cầu của mỗi Chi cục Thuế. Tuy nhiên, để tránh phải đi lại nhiều lần, doanh nghiệp nên chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ trên, đồng thời lưu lại một bộ tại công ty.

Nộp lệ phí môn bài

Quy định miễn lệ phí môn bài:

  • Theo Nghị định 22/2020/NĐ-CP thì các doanh nghiệp thành lập từ 25/02/2020 trở đi đều được miễn lệ phí môn bài năm đầu thành lập.

Thời hạn nộp lệ phí môn bài:

  • Các doanh nghiệp thực hiện khai lệ phí môn bài và nộp tờ khai cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp trước ngày 30/01 năm sau năm thành lập.
  • Trường hợp doanh nghiệp thành lập trước 25/02/2020: Doanh nghiệp nộp tờ khai lệ phí môn bài và lệ phí môn bài như bình thường. Theo quy định hiện nay, hạn cuối để nộp tờ khai lệ phí môn bài là ngày cuối cùng của tháng bắt đầu hoạt động kinh doanh. 
  • Thông thường, cơ quan thuế sẽ căn cứ vào ngày thành lập trên giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh để xác định ngày bắt đầu hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đó. Tuy nhiên, một số doanh nghiệp thành lập vào những ngày cuối tháng như 27, 28, 29… thì thời hạn có thể được tính trong vòng 30 ngày kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. 

2. Treo bảng hiệu công ty

Sau khi có giấy phép kinh doanh, doanh nghiệp phải treo biển công ty với các thông tin cơ bản đầy đủ của doanh nghiệp tại trụ sở chính.

Việc treo biển là bắt buộc. Nếu doanh nghiệp không treo bảng hiệu công ty tại trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện… sẽ bị hành chính từ 30.000.000đ – 50.000.000đ (căn cứ tại Điểm c Khoản 2 Điều 52 Nghị định 122/2021/NĐ-CP) hoặc nặng hơn là bị khóa mã số thuế.

3. Mở tài khoản công ty và thông báo số tài khoản ngân hàng

Mỗi doanh nghiệp sau khi thành lập đều cần có ít nhất một tài khoản ngân hàng để tích hợp nộp thuế điện tử hoặc thuận lợi cho các giao dịch với đối tác, khách hàng.

Bên cạnh đó, hiện nay pháp luật quy định đối với các giao dịch của doanh nghiệp từ 20 triệu đồng trở lên đều phải thông qua chuyển khoản, có đầy đủ hóa đơn chứng từ. Chính vì thế, mở tài khoản ngân hàng là điều cần thiết đối với doanh nghiệp.

4. Mua chữ ký số điện tử

Hiện tại tất cả cơ quan thuế yêu cầu doanh nghiệp phải kê khai thuế điện tử, nên chữ ký số là yêu cầu bắt buộc cho tất cả doanh nghiệp.

Chữ ký số (chữ ký điện tử hoặc token) được sử dụng để kê khai nộp thuế trực tuyến hoặc kê khai hải quan điện tử, giao dịch ngân hàng điện tử, giao dịch chứng khoán điện tử, cổng thông tin một cửa quốc gia, cơ quan hành chính khác nếu có… mà không phải in các tờ kê khai, đóng dấu đỏ của công ty. Ngoài ra, hiện nay, chữ ký số còn có thể sử dụng trong các thủ tục liên quan đến bảo hiểm xã hội. 

Một doanh nghiệp có thể dùng nhiều chữ ký số nhưng 1 chữ ký số chỉ dùng cho 1 doanh nghiệp.

5. Đăng ký sử dụng và thông báo phát hành hóa đơn điện tử

Theo Luật Quản lý thuế 38/2019/QH14, từ ngày 01/07/2022 các doanh nghiệp bắt buộc sử dụng hóa đơn điện tử. 

Bạn có thể tham khảo một số đơn vị cung cấp hóa đơn điện tử uy tín hiện nay như: Viettel, Viettak, BKAV, Easy-invoice, Misa, VNPT… 

Sau khi mua hóa đơn điện tử, bạn phải tiến hành thủ tục thông báo phát hành hóa đơn gửi tới cơ quan thuế quản lý trực tiếp trước khi sử dụng nếu không muốn bị xử phạt. 

Mức phạt khi không thông báo phát hành hóa đơn điện tử là từ 6.000.000 đồng – 18.000.000 đồng (căn cứ tại Khoản 3 Điều 23 Nghị định 125/2020/NĐ-CP).

➤ Để làm thủ tục phát hành hóa đơn điện tử, doanh nghiệp cần chuẩn bị hồ sơ gồm:

  • Quyết định sử dụng hóa đơn điện tử (do người đại diện pháp luật ký, đóng dấu);
  • Thông báo phát hành hóa đơn (mẫu số TB01/AC);
  • Hóa đơn mẫu (do nhà phân phối hóa đơn cung cấp).

 Doanh nghiệp nộp hồ sơ lên cơ quan quản lý thuế trực tiếp. Sau 2 ngày làm việc, kể từ ngày nộp thông báo phát hành hóa đơn lên cơ quan thuế và nhận được văn bản đồng ý, bạn tiếp tục gửi yêu cầu chuyển trạng thái “Thông báo phát hành hóa đơn điện tử” thành “Đã có hiệu lực”. Khi đó, bạn có thể bắt đầu xuất hóa đơn.

6. Một số thủ tục khác

➤ Hoàn thiện điều kiện về giấy phép, vốn, chứng chỉ, BHXH cho nhân viên

Ngoài những thủ tục nêu trên, doanh nghiệp sau khi nhận GPKD cũng nên lưu ý:

  • Tham gia bảo hiểm cho người lao động trong doanh nghiệp;
  • Hoàn thiện các điều kiện đối với ngành nghề kinh doanh có điều kiện: giấy phép con, chứng chỉ hành nghề, vốn pháp định…

Các thủ tục cần được hoàn thiện nhanh chóng để tránh bị xử phạt nếu có thanh tra kiểm tra.

➤ Nộp các loại tờ khai, báo cáo khác

Khi doanh nghiệp đã đi vào hoạt động, bạn phải nộp tờ khai thuế GTGT, tờ khai thuế TNCN (nếu có phát sinh) hàng quý, báo cáo quyết toán cuối năm, tiền thuế GTGT, thuế TNCN, thuế TNDN (nếu có) theo đúng quy định của pháp luật. 

Tránh trường hợp doanh nghiệp bị trễ tờ khai, chậm nộp thuế… dẫn đến phạt trễ tờ khai, bị nợ thuế hoặc khóa mã số thuế. 

—–
Để hạn chế rủi ro và thực hiện tốt các vấn đề nêu trên, doanh nghiệp cần có người am hiểu về nghiệp vụ kế toán để thực hiện theo đúng quy định pháp luật. Nếu công ty, doanh nghiệp chưa có nhu cầu thuê nhân viên kế toán hoặc kế toán tại doanh nghiệp chưa đủ kinh nghiệm, hiểu biết về thuế thì nên cân nhắc sử dụng dịch vụ của các công ty chuyên về dịch vụ kế toán. 

Bài viết trên đây là những thông tin mà Đại lý Thuế ACCPRO chia sẻ để giúp bạn biết được “6 việc cần làm ngay khi có giấy phép kinh doanh”. Nếu còn bất kỳ vướng mắc hay vấn đề nào còn chưa rõ cần được giải đáp, hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và hỗ trợ nhanh nhất nhé!   

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.