Tin được không khi mà thu hơn 1.000 tỉ đồng từ thuế thương mại điện tử trong năm 2021 ??
Phải tin thôi vì con số trên được chính Tổng cục Thuế thông tin gần đây về tình hình thực hiện thuế của các tập đoàn, trang thương mại điện tử xuyên biên giới.
Chúng ta có nhìn nhận như thể nào từ việc thu hơn 1.000 tỉ đồng từ thuế thương mại điện tử trong năm 2021 ??
Được biết tổng số tiền thuế ở trên được lấy theo số liệu tại hệ thống quản lý thuế, hiện nay có khoảng 14 tập đoàn, công ty công nghệ lớn trên thế giới và 8 trang điện tử hoạt động thương mại điện tử (TMĐT) xuyên biên giới có thu nhập tại Việt Nam đã thực hiện nghĩa vụ thuế. Số thuế thu được thông qua các tổ chức, cá nhân Việt Nam khấu trừ, nộp thay khoảng 1.000 tỉ đồng/năm.
Nếu tính từ năm 2018 đến hết tháng 9.2021, số thu thuế từ các tổ chức Việt Nam có ký hợp đồng quảng cáo trực tuyến với tổ chức nước ngoài không thành lập pháp nhân tại Việt Nam như Google, YouTube, Facebook… đã khai, nộp thuế với tổng số tiền khoảng 4.099,68 tỉ đồng. Trong đó một số tập đoàn lớn như Facebook là 1.576,72 tỉ đồng; Google là 1.529,25 tỉ đồng; Microsoft là 533,01 tỉ đồng. Trong năm 2020 số thu thuế từ hoạt động TMĐT xuyên biên giới đạt khoảng 1.143,8 tỉ đồng; 9 tháng đầu năm 2021 đạt khoảng 1.017,38 tỉ đồng, bằng 88,95% năm 2020.
Cho đến nay, Tổng cục Thuế đang tiếp tục có các văn bản đề nghị các công ty này thực hiện đầy đủ nghĩa vụ kê khai, nộp thuế theo đúng quy định của pháp luật Việt Nam. Chính sách quản lý thuế đối với hoạt động kinh doanh TMĐT được quy định bình đẳng đối với mọi đối tượng kinh doanh. Nhà cung cấp ở nước ngoài không có cơ sở thường trú tại Việt Nam nếu có hoạt động kinh doanh TMĐT, kinh doanh dựa trên nền tảng số và các dịch vụ khác với tổ chức, cá nhân ở Việt Nam thì trực tiếp hoặc ủy quyền cho tổ chức, đại lý thuế hoạt động theo pháp luật Việt Nam thực hiện đăng ký thuế, khai thuế, nộp thuế với cơ quan thuế Việt Nam. Cơ quan thuế sẽ phối hợp với các cơ quan quản lý nhà nước có liên quan, ngân hàng thương mại và cơ quan thuế các nước để thực hiện các biện pháp quản lý thuế đối với các nhà cung cấp ở nước ngoài.
Quản lý thuế thương mại điện tử đối mặt nhiều thách thức
Nhiều thách thức đặt ra khi ngân hàng thương mại và tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán có trách nhiệm khấu trừ, nộp thay nghĩa vụ thuế phải nộp của nhà cung cấp ở nước ngoài không có cơ sở thường trú tại Việt Nam có hoạt động kinh doanh TMĐT, kinh doanh dựa trên nền tảng số với cá nhân ở Việt Nam trong trường hợp các nhà cung cấp này không chủ động thực hiện đăng ký thuế, khai thuế, nộp thuế. Quy định này đã đặt ra một số vấn đề chưa rõ ràng và khiến cho Ngân hàng thương mại và tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán bối rối.
Chỉ tính đến việc xác định từng sản phẩm hàng hóa, dịch vụ mà nhà cung cấp nước ngoài cung cấp để áp dụng đúng tỷ lệ % thuế suất để tính thuế nhà thầu theo quy định tại luật thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập doanh nghiệp (Khoản 2, Điều 81, Thông tư 80) là một yêu cầu khó về mặt chuyên môn đối với các ngân hàng thương mại và trung gian thanh toán. Ngoài ra, Ngân hàng thương mại còn có nghĩa vụ theo dõi số tiền chuyển cho các nhà cung cấp ở nước ngoài và báo cáo cho Tổng cục thuế hàng tháng.
Về bản chất thì sàn thương mại điện tử (TMĐT) không phải là đơn vị trả thu nhập mà chỉ cung cấp hạ tầng công nghệ để kết nối, tạo điều kiện cho việc thực hiện giao dịch giữa người bán và người mua. Việc quản lý thông tin của người bán, cung cấp thông tin kinh doanh, việc khai, nộp thuế thay cũng sẽ làm tăng gánh nặng quản trị, nguồn nhân lực cũng như chi phí vận hành của sàn TMĐT. Do đó, lộ trình và cơ chế quản lý thuế thương mại điện tử cần phù hợp với thực tiễn