Nếu bạn đang thắc mắc về các vấn đề liên quan đến thuế của hộ kinh doanh trong năm 2022 thì trong bài viết này ACC PRO xin chia sẻ một cách chi tiết và dễ hiểu nhất.

5 câu hỏi liên quan đến thuế của hộ kinh doanh trong năm 2022

Trả lời: Có 3 loại thuế chính hộ kinh doanh phải nộp là: Lệ phí (thuế) môn bài, thuế giá trị gia tăng (GTGT), thuế thu nhập cá nhân (TNCN). Ngoài ra, hộ kinh doanh cá thể còn có thể phải nộp thuế bảo vệ môi trường, thuế tài nguyên… nếu kinh doanh hàng hóa thuộc đối tượng chịu thuế của các luật này.

Trả lời: Mức thuế môn bài hộ kinh doanh cá thể phải đóng như sau:

– Hộ kinh doanh sản xuất muối, nuôi trồng, đánh bắt thủy hải sản, dịch vụ hậu cần nghề cá; hộ kinh doanh có doanh thu từ 100 triệu đồng/năm trở xuống và thành lập sau ngày 25/02/2020 được miễn lệ phí môn bài năm đầu thành lập

– Doanh thu trên 100 triệu đến 300 triệu đồng/ năm đóng 300.000 đồng/năm

– Doanh thu trên 300 triệu đến 500 triệu đồng/ năm đóng 500.000 đồng/năm

– Doanh thu trên 500 triệu đồng/ năm đóng 1.000.000 đồng/năm.

Trả lời: Hộ kinh doanh cá thể thành lập sau ngày 25/02/2020 được miễn lệ phí môn bài năm đầu tiên thành lập, do đó thời điểm bắt đầu tính doanh thu là từ tháng 1 năm tiếp theo sau năm thành lập.

Trả lời: Thuế GTGT và thuế TNCN hộ kinh doanh cá thể được tính như sau:

– Số thuế GTGT phải nộp = Doanh thu tính thuế GTGT x Tỷ lệ thuế GTGT

– Số thuế TNCN phải nộp = Doanh thu tính thuế TNCN x Tỷ lệ thuế TNCN

thuế của hộ kinh doanh

Trả lời: Những hộ kinh doanh sau được miễn thuế môn bài:

– Doanh thu từ 100 triệu đồng/năm trở xuống

– Hộ kinh doanh sản xuất muối, nuôi trồng, đánh bắt thủy hải sản, dịch vụ hậu cần nghề cá

– Cá nhân, hộ gia đình kinh doanh không thường xuyên, không có địa điểm cố định.

Các loại thuế mà hộ kinh doanh phải nộp 

Các loại thuế mà hộ kinh doanh phải nộp được căn cứ theo:

– Luật quản lý thuế số 38/2019/QH14 có hiệu lực từ ngày 01/07/2020

– Nghị định số 139/2016/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/01/2017

– Thông tư số 92/2015/TT-BTC có hiệu lực từ ngày 30/07/2015

– Nghị định số 22/2020/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 25/02/2020

– Nghị định số 126/2020/NĐ-CP có hiệu lực ngày 05/12/2020

– Luật thuế giá trị gia tăng có hiệu lực ngày 01/01/2009

Như vậy, theo quy định về quản lý thuế, có 3 loại thuế chính mà hộ kinh doanh gia đình, hay còn gọi hộ kinh doanh cá thể phải nộp gồm:

  • Lệ phí (thuế) môn bài
  • Thuế giá trị gia tăng (GTGT)
  • Thuế thu nhập cá nhân (TNCN).

Tuy nhiên, ngoài các loại thuế nêu trên, hộ kinh doanh cá thể còn có thể phải nộp thuế bảo vệ môi trường, thuế tài nguyên… nếu kinh doanh hàng hóa thuộc đối tượng chịu thuế của các luật này.

thuế của hộ kinh doanh

Vậy còn các loại thuế hộ kinh doanh cá thể phải nộp là gì? Cách tính thuế cho hộ kinh doanh cá thể như thế nào? Những hộ kinh doanh nào được miễn thuế? nếu bạn vẫn còn thắc mắc những điều này thì ngay lập tức liên hệ với ACC PRO để được tư vấn và hỗ trợ nhanh nhất bạn nhé.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.