Đại lý phân phối độc quyền là đơn vị trung gian giúp kết nối các sản phẩm của công ty đến đại lý và người tiêu dùng. Có thể hiểu đại khái đại lý phân phối là đơn vị mua hàng từ công ty sản xuất. Vậy hình thức phân phối độc quyền tại Việt Nam là gì? Thủ tục ra sao?

đại lý phân phối độc quyền

Hình thức phân phối độc quyền là gì?

Trước tiên, ACCPRO sẽ giúp bạn phân biệt các khái niệm, thuật ngữ để tránh nhầm lẫn trong quá trình làm thủ tục với cơ quan chức năng.

1. Nhà phân phối

Thực tế, thuật ngữ nhà phân phối không có trong quy định pháp luật. Tuy nhiên, bạn có thể hiểu rằng, nhà phân phối là đơn vị trung gian mua đi bán lại. Nhà phân phối sẽ mua sản phẩm, dịch vụ từ doanh nghiệp sản xuất và bán lại cho đại lý, nhà bán lẻ. 

Nhà phân phối có thể cung cấp trực tiếp sản phẩm, dịch vụ cho người tiêu dùng hoặc quản lý nhiều đại lý khác nhau. 

2. Đại lý

Đại lý hay thường được gọi là đại lý phân phối có thể là cá nhân hoặc tổ chức. Đối tượng khách hàng của đại lý hầu hết là người tiêu dùng trực tiếp. 

Đại lý có thể kinh doanh nhiều sản phẩm, dịch vụ từ nhiều nhà phân phối, nhà sản xuất mà không cần tuân thủ nguyên tắc độc quyền. Chẳng hạn, đại lý bia có thể kinh doanh các nhãn hiệu bia như Tiger, Heineken… mà không bị giới hạn nhà cung cấp.

3. Nhà phân phối độc quyền – Đại lý độc quyền

Nhà phân phối độc quyền là cách gọi phổ biến của hình thức đại lý độc quyền. Nói cách khác, chỉ có mô hình đại lý độc quyền (theo Luật Thương mại 2005), chứ không có nhà phân phối độc quyền.

Đại lý độc quyền là đơn vị được doanh nghiệp sản xuất (nhà cung cấp) ủy quyền để phân phối sản phẩm, dịch vụ của họ trên một địa điểm hoặc một quốc gia. 

Đồng thời, doanh nghiệp sản xuất không được phép cung cấp sản phẩm cho nhà phân phối khác. Đó là một phần lý do, đại lý độc quyền chịu nhiều ràng buộc về mặt pháp lý, kèm theo đó là các quyền lợi tương ứng.

Thông thường, mô hình phân phối độc quyền sẽ được áp dụng đối với các sản phẩm có công nghệ, quy trình sản xuất hiện đại như: mỹ phẩm, thời trang, công nghệ điện tử, ô tô… Chẳng hạn các thương hiệu nổi tiếng như: Apple, Samsung, Canon…

Điều kiện làm nhà phân phối độc quyền sản phẩm, dịch vụ

Để có thể trở thành nhà phân phối độc quyền, ngoài đảm bảo các điều kiện về hoạt động kinh doanh theo Luật Doanh nghiệp, bạn còn cần tuân thủ các điều kiện khác như: kho bãi, vận chuyển, điều hành, nhân sự và quan trọng nhất là điều kiện tài chính để đầu tư hàng hóa, sản phẩm.

Bạn cũng cần lưu ý rằng, thời hạn chấm dứt của đại lý phân phối sẽ tùy vào thỏa thuận của doanh nghiệp sản xuất và đại lý, nhưng không được ngắn hơn 60 ngày, kể từ ngày có văn bản thông báo chấm dứt hợp đồng đại lý. Đồng thời, nếu việc chấm dứt hợp đồng đại lý do quyết định đơn phương từ nhà cung cấp thì đại lý phân phối độc quyền có thể yêu cầu bồi thường. 

Thủ tục mở đại lý phân phối độc quyền sản phẩm tại Việt Nam

Để mở đại lý phân phối độc quyền, nhà cung cấp và đại lý chỉ cần ký hợp đồng đại lý mà không cần thông qua cơ quan chức năng. 

Tuy nhiên, cần lưu ý rằng, đại lý phân phối phải được cấp giấy phép kinh doanh mới có thể tiến hành ký kết hợp đồng đại lý với nhà cung cấp. Dưới đây, ACCPRO sẽ hướng dẫn bạn chi tiết các bước để mở đại lý phân phối độc quyền.

1. Hình thức mở đại lý phân phối độc quyền

Đại lý, nhà phân phối độc quyền có thể thành lập dưới 2 loại hình sau: 

  • Hộ kinh doanh cá thể;
  • Doanh nghiệp.

Doanh nghiệp nước ngoài (nhà cung cấp) được quyền đề nghị loại hình thành lập của đại lý độc quyền là doanh nghiệp hay hộ kinh doanh. Vậy nên, để tránh mất thời gian, bạn cần trao đổi và thống nhất với nhà cung cấp.

2. Thủ tục mở nhà phân phối hàng tiêu dùng, sản phẩm, mỹ phẩm

Tùy vào sản phẩm, dịch vụ phân phối cũng như mô hình hoạt động của đại lý mà chi tiết hồ sơ sẽ khác nhau. Dưới đây, Anpha sẽ hướng dẫn các hạng mục hồ sơ và các bước thực hiện cơ bản.

Thành lập hộ kinh doanh cá thể để làm đại lý phân phối độc quyền hồ sơ bao gồm:

  • Giấy đề nghị thành lập hộ kinh doanh cá thể;
  • Biên bản họp của thành viên hộ gia đình;
  • Bản sao hợp đồng thuê/mượn nhà hoặc sổ đỏ; 
  • Bản sao CMND/CCCD/hộ chiếu của chủ HKD cá thể và các thành viên tham gia góp vốn;
  • Thông tin dự kiến của HKD như: tên, vốn, ngành nghề, địa chỉ…

Thành lập doanh nghiệp để làm đại lý phân phối độc quyền hồ sơ bao gồm:

  • Giấy đề nghị thành lập công ty;
  • Điều lệ công ty, doanh nghiệp;
  • Danh sách cổ đông hoặc thành viên (theo từng loại hình);
  • Giấy ủy quyền nếu đại diện nộp hồ sơ không phải đại diện pháp luật;
  • Bản sao CMND/CCCD/hộ chiếu thành viên/cổ đông, đại diện pháp luật và người đại diện nộp hồ sơ.
đại lý thuế

Trên đây là thủ tục mở đại lý phân phối độc quyền tại Việt Nam mà ACCPRO chia sẻ đến bạn. Hy vọng bài viết này sẽ giúp bạn có thêm những thông tin bổ ích cho công việc của mình. Nếu bạn còn thắc mắc gì cần ACCPRO tư vấn và giải đáo thêm thì đừng ngại liên hệ ngay nhé.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.