Để có thể thu hồi nợ thuế với con số khủng lên đến 16.000 tỷ đồng tổng cục Thuế đã ban hành quy định cưỡng chế mạnh tay nhất cho doanh nghiệp đó là “ngừng sử dụng hoá đơn”.

thu hồi nợ thuế

Tại sao nên thu hồi nợ thuế bằng biện pháp ngừng sử dụng hoá đơn ??

Theo như ghi nhận từ những ngày cuối tháng 11 và đầu tháng 12 năm 2022 này, hàng loạt doanh nghiệp lớn nhỏ đã bị Cục Thuế TP. Hồ Chí Minh xử lý mạnh tay bằng cách áp dụng biện pháp cưỡng chế thu hồi nợ thuế bằng việc ngừng sử dụng hóa đơn. Tuy nhiên, doanh nghiệp vẫn có cơ thể đưa ra đề nghị xuất hóa đơn lẻ những phải nộp ngay 18% “tiền tươi” cho ngân sách để không làm hoạt động kinh doanh của công ty mình bị ngưng trệ…

Sở dĩ phải áp dụng biện pháp trên là do với số nợ thuế gần 16.000 tỷ đồng trong nửa đầu năm 2022, Cục Thuế TP.HCM dù đã ban hành gần 50.000 quyết định cưỡng chế nợ thuế vẫn không thể thu lại được số tiền nợ thuế như đã tính toán thậm chí tình trạng nợ thuế còn tăng mạnh hơn trong những tháng cuối năm 2022.

Trong khi đó, theo như quy định hiện hành thì đối với các khoản nợ thuế trên 90 ngày, cơ quan thuế có quyền đưa ra văn bản đôn đốc doanh nghiệp nộp thuế cũng như có nêu cụ thể các biện pháp cưỡng chế để doanh nghiệp có thể thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của mình và cưỡng chế thu hồi nợ thuế bằng biện pháp ngừng sử dụng hóa đơn chính là một trong 7 biện pháp cưỡng chế nợ thuế mạnh nhất và có nhiều khả năng thu hồi được nợ nhất được quy định cụ thể tại Khoản 1 Điều 125 Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14.

Theo đó, biện pháp cưỡng chế thu hồi nợ thuế bằng việc doanh nghiệp phải ngừng sử dụng hóa đơn cũng sẽ được áp dụng đối với  những doanh nghiệp đã bị cưỡng chế trước đó nhưng không thành công như trích tiền từ tài khoản tại kho bạc nhà nước, hay tổ chức tín dụng và yêu cầu phong tỏa tài khoản…

Doanh nghiệp có thể làm gì khi bị cưỡng chế thu hồi nợ bằng biện pháp ngừng sử dụng hoá đơn ??

thu hồi nợ thuế

Nếu như doanh nghiệp của bạn bị áp dụng biện pháp ngừng sử dụng hoá đơn vì nợ thuế thì trong thời gian bị cưỡng chế nếu như doanh nghiệp của bạn vẫn cố tình sử dụng hóa đơn bị cưỡng chế để giao dịch mua bán sử dụng hóa đơn thì tất cả những hóa đơn này sẽ được coi là hóa đơn bất hợp pháp, trừ trường hợp doanh nghiệp sử dụng hóa đơn theo từng lần phát sinh.

Quý doanh nghiệp thấy đấy, việc cưỡng chế ngừng sử dụng hóa đơn sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của công ty ban, tệ hơn là gây ra những tổn thất không nhỏ về tài chính cùng với đó là những hoang mang đến từ nhà đầu tư, đối tác, khách hàng của bạn khi được nghe về thông báo doanh nghiệp mình đang hợp tác bị cưỡng chế nợ thuế công khai.

Trong tình hình này thì doanh nghiệp muốn sử dụng hoá đơn trở lại, sẽ phải thu xếp số tiền để nộp vào khoản nợ thuế của mình vì nếu không doanh nghiệp của bạn sẽ bị cưỡng chế bằng những biện pháp mạnh hơn như kê biên tài sản hay bán đấu giá tài sản kê biên.

Ngoài ra còn có một cách khác đó là doanh nghiệp có thể sử dụng từng hóa đơn lẻ, nhưng với điều kiện là phải có đầy đủ văn bản cam kết thực hiện nộp ngay 18% “tiền tươi” tức là doanh thu trên hóa đơn lẻ được sử dụng vào ngân sách nhà nước. Và ngay sau khi hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế, doanh nghiệp sẽ được cơ quan quản lý thuế thông báo về việc hóa đơn có hiệu lực sử dụng trở lại.

Theo các chuyên gia về thuế và tài chính thì rất nhiều doanh nghiệp cần hoá đơn để có thể thu các khoản lớn hơn để cân đối dòng tiền cho doanh nghiệp nên họ chấp nhận cách nộp ngay 18% doanh thu của mình để có hoá đơn xuất cho khách hàng và thu tiền về.

thu hồi nợ thuế

Nếu vẫn còn thắc mắc về những phương pháp trên cũng như cần có sự tư vấn kỹ lưỡng hơn về những quy định trên bạn có thể liên hệ với ACC PRO để được tư vấn và hỗ trợ nhanh nhất.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.