Thanh tra và kiểm tra thuế đều là hai hoạt động quan trọng trong lĩnh vực tài chính, nhưng chúng có những khác biệt cơ bản trong phạm vi, mục tiêu và cách thức thực hiện. Thanh tra tập trung vào việc đánh giá, định giá và cải thiện hoạt động nội bộ của tổ chức hoặc công ty, trong khi kiểm tra thuế là quá trình kiểm soát, xác minh và thu thuế theo quy định của pháp luật. Hãy cùng đi vào sâu hơn để tìm hiểu về những khác biệt quan trọng giữa hai khái niệm này.
Khái niệm về thanh tra, kiểm tra thuế
Hoạt động quản lý nhà nước chính là sự tác động có định hướng của chủ thể quản lý – cơ quan thuế (CQT) tới các đối tượng quản lý – đối tượng nộp thuế (ĐTNT) nhằm đạt được mục tiêu động viên một phần thu nhập quốc dân vào NSNN. Do vậy, thanh tra, kiểm tra thuế chính là một công đoạn và là một yếu tố cấu thành của hoạt động lãnh đạo quản lý nhà nước của CQT.
Hoạt động quản lý của CQT bao gồm từ việc xây dựng các mục tiêu kế hoạch trong giai đoạn nhất định đến việc tổ chức để thực hiện các mục tiêu kế hoạch đó và sau cùng là tiến hành thanh tra, kiểm tra thuế.
Thanh tra, kiểm tra thuế là một trong bốn chức năng quan trọng của cơ chế quản lý thuế theo mô hình chức năng (tuyên truyền hỗ trợ; kế toán và xử lý tờ khai; thu nợ và cưỡng chế; thanh tra, kiểm tra). Bên cạnh việc tôn trọng kết quả tự tính, tự khai tự nộp thuế của NNT, CQT thực hiện các biện pháp giám sát hiệu quả vừa đảm bảo khuyến khích sự tuân thủ tự nguyện, vừa đảm bảo phát hiện ngăn ngừa các trường hợp vi phạm pháp luật thuế.
Thanh tra, kiểm tra thuế là một biện pháp hữu hiệu nhằm phát hiện ngăn ngừa vi phạm, giúp NNT nhận thấy luôn có một hệ thống giám sát hiệu quả tồn tại và kịp thời phát hiện các hành vi vi phạm của họ.
Thanh tra, kiểm tra thuế là hoạt động giám sát của CQT đối với các hoạt động, giao dịch liên quan đến phát sinh nghĩa vụ thuế và tình hình thực hiện thủ tục hành chính thuế, chấp hành nghĩa vụ nộp thuế của NNT, nhằm bảo đảm pháp luật thuế được thực thi nghiêm chỉnh trong đời sống kinh tế – xã hội.
Thanh tra, kiểm tra thuế được hiểu là việc kiểm tra các hồ sơ khai thuế, các báo cáo tài chính trên cơ sở các nguyên tắc kế toán, quy định của luật thuế để xác định tính chính xác số thuế NNT phải nộp.
>>> Xem thêm: Tổng cục thuế ban hành quy trình hoàn thuế 2023
Sự khác nhau cơ bản giữa thanh tra và kiểm tra thuế
Có thể phân biệt thanh tra và kiểm tra thuế qua một số tiêu chí sau:
Tiêu chí | Thanh tra thuế | Kiểm tra thuế |
---|---|---|
Căn cứ pháp lý | – Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14 – Quyết định 1404/QĐ-TCT năm 2015 – Quyết định 2605/QĐ-TCT năm 2016 | – Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14 – Quyết định 970/QĐ-TCT năm 2023 |
Phạm vi | – Khi phát hiện cơ quan, tổ chức, cá nhân có dấu hiệu vi phạm pháp luật về thuế – Để giải quyết khiếu nại, tố cáo về thuế – Chia tách, sáp nhập, hợp nhất, giải thể, phá sản, cổ phần hóa – Thanh tra người nộp thuế theo yêu cầu của thủ trưởng cơ quan Thuế các cấp hoặc Bộ trưởng Bộ Tài chính – Theo kiến nghị của Kiểm toán nhà nước, kết luận của Thanh tra nhà nước và cơ quan khác có thẩm quyền | – Kiểm tra từ hồ sơ thuế – Kiểm tra với trường hợp có dấu hiệu vi phạm pháp luật – Kiểm tra hoàn thuế – Kiểm tra theo kế hoạch, chuyên đề – Kiểm tra theo kiến nghị của Kiểm toán nhà nước, Thanh tra nhà nước, cơ quan khác có thẩm quyền. – Kiểm tra đối với người nộp thuế chia, tách, sáp nhập, hợp nhất, chuyển đổi loại hình doanh nghiệp, giải thể, chấm dứt hoạt động, cổ phần hóa, chấm dứt hiệu lực mã số thuế, chuyển địa điểm kinh doanh dẫn đến thay đổi cơ quan thuế quản lý. – Kiểm tra đột xuất: + Kiểm tra theo đơn tố cáo; + Kiểm tra theo chỉ đạo của Thủ trưởng cơ quan thuế hoặc theo chỉ đạo của Thủ trưởng cơ quan thuế cấp trên; + Kiểm tra theo đề nghị của người nộp thuế (chia, tách, sáp nhập, hợp nhất, chuyển đổi loại hình doanh nghiệp, giải thể, chấm dứt hoạt động, cổ phần hóa, chấm dứt hiệu lực mã số thuế, chuyển địa điểm kinh doanh dẫn đến thay đổi cơ quan thuế quản lý); + Kiểm tra trước hoàn thuế; + Kiểm tra theo đề xuất sau khi kiểm tra tại trụ sở cơ quan thuế; + Các trường hợp kiểm tra đột xuất khác. |
Mục đích | Đánh giá việc chấp hành pháp luật của người nộp thuế; xác minh và thu thập, phân tích thông tin, dữ liệu liên quan đến người nộp thuế | Nhằm đánh giá tính đầy đủ, chính xác của các thông tin, chứng từ trong hồ sơ thuế hoặc đánh giá việc tuân thủ pháp luật về thuế của người nộp thuế |
Thời gian | Tùy thuộc vào tính chất của mỗi cuộc thanh tra nhưng không quá 45 ngày làm việc đối với một cuộc thanh tra do Tổng cục Thuế tiến hành, không quá 30 ngày, làm việc đối với một cuộc thanh tra do Cục Thuế tiến hành Trường hợp cần thiết phải gia hạn thời gian thanh tra thì phải đảm bảo nguyên tắc: – Tổng thời gian thanh tra (gồm cả thời gian gia hạn) đối với cuộc thanh tra do Tổng cục Thuế tiến hành không quá 70 ngày làm việc. – Tổng thời gian thanh tra (gồm cả thời gian gia hạn) đối với cuộc thanh tra do Cục Thuế tiến hành không quá 45 ngày làm việc. | Thời hạn kiểm tra được xác định trong quyết định kiểm tra nhưng không quá 10 ngày làm việc tại trụ sở của người nộp thuế. Thời hạn kiểm tra được tính từ ngày công bố quyết định kiểm tra; trường hợp phạm vi kiểm tra lớn, nội dung phức tạp thì người đã quyết định kiểm tra có thể gia hạn 01 lần nhưng không quá 10 ngày làm việc tại trụ sở của người nộp thuế |
Quy mô | Có quy mô rộng hơn, có thể sẽ thanh tra số liệu kế toán ghi trong Quyết định thanh tra và thanh tra những số liệu kế toán từ những đợt kiểm tra trước | Chỉ kiểm tra số liệu kế toán trong kỳ kiểm tra ghi trong Quyết định kiểm tra đó |
Cơ quan có thẩm quyền | Tổng cục Thuế, Cục Thuế | Tổng cục Thuế, Cục Thuế Cục Thanh tra – Kiểm tra thuế, Vụ, Phòng, Đội được giao chức năng, nhiệm vụ kiểm tra thuế thuộc cơ quan thuế các cấp |
Bài viết trên đây là những thông tin mà Đại lý Thuế ACCPRO chia sẻ để giúp bạn biết được “So sánh sự khác nhau cơ bản của thanh tra và kiểm tra thuê”. Nếu còn bất kỳ vướng mắc hay vấn đề nào còn chưa rõ cần được giải đáp, hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và hỗ trợ nhanh nhất nhé!