Việc nhà nước quản lý doanh nghiệp qua hoá đơn phần nào hạn chế những rủi ro có thể xảy ra trong quá trình kê khai, đóng thuế của doanh nghiệp.
Tại sao nhà nước quản lý doanh nghiệp qua hoá đơn ??
Khi mà Việt Nam chúng ta đang trên đà phát triển mạnh như hiện nay thì sự bùng nổ của công nghệ thông tin phần nào giúp nước ta có được những bước chuyển mình mạnh mẽ về kinh tế, trong đó thuế và hoá đơn chính là hai yếu tố nhận được nhiều hỗ trợ nhất từ sự phát triển này.
Cũng chính nhu cầu sử dụng hàng hóa của con người ngày càng gia tăng và sự bùng nổ mạnh mẽ của công nghệ đã giúp cho nhiều doanh nghiệp tại Việt Nam mạnh mẽ bước ra khỏi vùng an toàn của mình để hội nhập với thế giới.
Nhưng cũng chính sự vận hành và hoạt động một cách sôi nổi như hiện nay của doanh nghiệp bắt buộc cơ quan nhà nước phải đưa ra những quy định cụ thể để điều những hoạt động của doanh nghiệp theo hướng theo hướng nghiêm túc tuân thủ điều luật trong kinh doanh giúp nhà nước có thể giám sát, quản lý hiệu quả mọi hoạt động của doanh nghiệp.
Và một trong những cách thức đảm quản lý hoạt động doanh nghiệp hiệu quả và minh bạch nhất của cơ quan nhà nước chính là việc lập các hóa đơn liên quan đến quá trình hoạt động, sản xuất của doanh nghiệp đó.
Một vài vấn đề liên quan đến việc quản lý doanh nghiệp qua hoá đơn
Theo đó, hóa đơn của tất cả doanh nghiệp hiện nay chính là các chứng từ quan trọng ghi chép lại mọi hoạt động nhập và lưu thông hàng hóa, cũng như các trang thiết bị phục vụ cho quá trình sản xuất hàng hóa của doanh nghiệp đó. Và hóa đơn có vai trò cũng như ý nghĩa hết sức đặc biệt trong việc giúp nhà nước quản lý doanh nghiệp.
Bởi hoá đơn không chỉ giúp các chủ doanh nghiệp quản lý hoạt động kinh doanh của chính mình mà còn giúp họ tính toán được chính xác mức lợi nhuận mà mình đạt được từ việc khấu trừ đi hết các khoản phí liên quan, đặc biệt hơn cả là hoá đơn còn giúp cho công tác quản lý, giám sát các hoạt động của doanh nghiệp được diễn ra một cách cụ thể và rõ ràng hơn thông qua việc đóng thuế cho ngân sách nhà nước.
Và theo như Khoản 1, Điều 9 tại Nghị định 123/2020/NĐ-CP có quy định về thời điểm lập hóa đơn của doanh nghiệp, theo đó thời điểm lập hóa đơn đối với bán hàng hóa chính là thời điểm mà doanh nghiệp đã chuyển giao quyền sở hữu cũng như sử dụng hàng hóa cho người mua (không phân biệt trường hợp doanh nghiệp đã thu tiền hay chưa).
Bên cạnh đó theo khoản 2 Điều luật này cũng quy định đó là bổ sung thêm về thời điểm lập hóa đơn của doanh nghiệp với các cung cấp dịch vụ của họ tại thời điểm hoàn thành việc cung cấp dịch vụ (không phân biệt đã thu tiền hay chưa).
Nếu như trong trường hợp người cung cấp dịch vụ thu tiền trước hay trong khi cung cấp dịch vụ thì thời điểm doanh nghiệp lập hóa đơn chính là thời điểm thu tiền, tuy nhiên việc này không bao gồm những trường hợp như thu tiền đặt cọc hay tạm ứng để đảm bảo thực hiện hợp đồng cung cấp dịch vụ kế toán, kiểm toán, tư vấn tài chính, thuế hay thẩm định giá…
Như vậy có thể hiểu việc lập hóa đơn chính là hoạt động vô cùng quan trọng và cần thiết vì nó mang tính bắt buộc các doanh nghiệp phải nghiêm túc thực hiện ngay sau khi đã chuyển giao quyền sở hữu hàng hóa và hoàn tất việc cung cấp dịch vụ thì doanh nghiệp phải tiến hành lập hóa đơn ngay.
ACC PRO đã nhận không ít câu hỏi từ khách hàng của mình về việc nếu doanh nghiệp không lập hoá đơn thì cơ quan nhà nước có thể quản lý được mọi hoạt động của doanh nghiệp hay không. Câu trả lời chính xác cho quý doanh nghiệp đó là bản chất của việc lập hoá đơn này là bắt buộc, do đó có lập hay không thì nhà nước vẫn có thể quản lý được hoạt động của doanh nghiệp.
Nếu bạn còn thắc mắc gì thêm về vấn đề trên bạn có thể liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và hỗ trợ nhanh nhất nhé.