Tỉ lệ thành lập doanh nghiệp mới ngày càng nhiều kéo theo đó là những vi phạm không đáng có của nhiều đơn vị, cá nhân và tổ chức. Và hệ lụy của việc này chính là những mức phạt thích đáng được nhà nước quy định.
Những mức phạt về vi phạm trong thành lập doanh nghiệp nhất định các Startup cần phải biết
Theo như quy định tại điều 46 Nghị định 122/2021/NĐ-CP thì những trường hợp không có quyền tham gia vào góp vốn, hay mua cổ phần trong doanh nghiệp nhưng vẫn thực hiện có thể nhận mức phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng.
Bên cạnh mức phạt trên thì đối với các hành vi vi phạm về thành lập doanh nghiệp có tính phổ biến như hiện nay sẽ được quy định như sau:
=> Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với trường hợp không đảm bảo số lượng thành viên, cổ đông theo quy định.
=> Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với trường hợp góp vốn thành lập doanh nghiệp cũng như đăng ký góp vốn, mua cổ phần, hay mua lại phần vốn góp tại tổ chức kinh tế khác nhưng không đúng hình thức theo quy định của pháp luật.
=> Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
– Không thực hiện thủ tục điều chỉnh vốn cũng như thay đổi thành viên, và cổ đông sáng lập theo quy định tại cơ quan đăng ký kinh doanh khi đã kết thúc thời hạn góp vốn cũng như hết thời gian điều chỉnh vốn do thành viên và cổ đông sáng lập không góp đủ vốn nhưng không có thành viên, và cổ đông sáng lập nào thực hiện cam kết góp vốn
– Cố ý định giá tài sản góp vốn không đúng với giá trị hiện thực
– Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với một trong các hành vi như hoạt động kinh doanh dưới hình thức doanh nghiệp nhưng lại không đăng ký kinh doanh cũng như tiếp tục kinh doanh khi đã bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cũng như bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu tạm ngừng kinh doanh, và đình chỉ hoạt động, chấm dứt kinh doanh. Sau cùng là trường hợp có vi phạm pháp luật về thuế sẽ bị xử lý theo quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế.
Tuy nhiên quý doanh nghiệp cần lưu ý những mức phạt vi phạm hành chính nêu trên chỉ áp dụng đối với tổ chức. còn đối với mức phạt với riêng cá nhân thì bằng một nửa mức phạt của tổ chức.
Những đối tượng không được thành lập doanh nghiệp càng không nên mắc phải những lỗi vi phạm trên vì mức phạt có thể còn nhiều hơn. Do đó bên dưới đây chính là những đối tượng không được pháp luật chấp nhận thành lập doanh nghiệp, và căn cứ vào khoản 2 Điều 17 của luật Doanh nghiệp 2020 các tổ chức, cá nhân dưới đây sẽ không có quyền thành lập cũng như quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam:
– Cơ quan nhà nước cũng như đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân sử dụng tài sản của nhà nước để thành lập doanh nghiệp thu lợi riêng cho mình
– Cán bộ cũng như công chức, viên chức theo quy định của Luật Cán bộ và công chức và Luật Viên chức
– Sĩ quan và hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp cũng như công nhân, viên chức quốc phòng trong các cơ quan và đơn vị thuộc Quân đội nhân dân Việt Nam
Sĩ quan và hạ sĩ quan chuyên nghiệp hay đơn vị thuộc Công an nhân dân Việt Nam. Riêng người được cử làm đại diện để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp hoặc quản lý tại doanh nghiệp nhà nước
– Cán bộ lãnh đạo cũng như quản lý nghiệp vụ trong doanh nghiệp nhà nước theo quy định nhưng trừ người được cử làm đại diện để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp khác
– Người chưa đủ tuổi thành niên cũng như người đang bị hạn chế năng lực hành vi dân sự và người bị mất năng lực hành vi dân sự và người có khó khăn trong nhận thức cũng như tổ chức không có tư cách pháp nhân
– Người hiện đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự hay bị tạm giam và đang chấp hành hình phạt tù cũng như đang chấp hành các biện pháp xử lý hành chính tại cơ sở cai nghiện,cơ sở giáo dục bắt buộc
– Tổ chức là pháp nhân thương mại nhưng bị cấm kinh doanh và cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định theo quy định của Bộ luật Hình sự.
ACC PRO mong bài viết này đã mang lại những thông tin vô cùng cần thiết dành cho bạn nhất là những người đang có nhu cầu thành lập doanh nghiệp.