Hạn nộp thuế GTGT theo quý là điều được rất nhiều doanh nghiệp quan tâm hiện nay. Để hoàn thành tốt trách nhiệm kê khai, nộp thuế GTGT đúng thời hạn nhằm tránh những bất cập về sau. Vậy hạn nộp thuế sẽ là ngày nào? Và một số điều về khai thuế GTGT. Xin mời quý bạn đọc cùng tìm hiểu ngay với chúng tôi nhé!
Hạn nộp thuế GTGT theo quý
Chắc hẳn ai cũng biết, thuế GTGT là một trong những loại thuế bắt buộc doanh nghiệp phải nộp hiện nay. Thuế GTGT là khoản thuế đánh thu trên khoản giá trị gia tăng thêm của hàng hóa, dịch vụ phát sinh trong quá trình sản xuất, lưu thông và đến tay người dùng. Tùy vào quá trình xác định kê khai thuế được áp dụng cho các đối tượng khác nhau mà hạn nộp thuế sẽ được tính theo quý hoặc theo tháng. Vậy để biết hạn nộp thuế GTGT theo quý hay không, quý doanh nghiệp cần chú ý những thông tin dưới đây.
Tham khảo thêm: HỒ SƠ KHAI THUẾ CẦN NHỮNG GÌ?
Đối với hạn nộp thuế GTGT theo quý sẽ áp dụng cho những đối tượng sau:
Căn cứ vào điều 15 Thông tư 151/2014/TT-BTC ngày 10/10/2014 của Bộ tài chính sửa đổi, bổ sung điểm b khoản 2 Điều 11 Thông tư 156/2013/TT-BTC:
- Các doanh nghiệp có tổng doanh thu bán hàng hóa, dịch vụ của năm trước liền kề từ 50 tỷ đồng trở xuống.
- Các doanh nghiệp mới thành lập cũng sẽ thực hiện kê khai và hạn nộp thuế GTGT theo quý. Chỉ sau khi hoạt động sản xuất kinh doanh đủ 12 tháng thì từ năm dương lịch tiếp theo sẽ dựa vào tổng doanh thu bán hàng hóa, dịch vụ của năm dương lịch trước liền kề để thực hiện khai thuế GTGT theo quý hoặc theo tháng. Nếu số tiền doanh thu lớn hơn 50 tỷ đồng thì mới thực hiện nộp thuế GTGT theo tháng. Thông tư số 156/2013/TT-BTC
Hạn nộp thuế GTGT theo quý
Căn cứ vào Điều 26 Thông tư số 156/2013/TT-BTC ngày 06/11/2013 của Bộ Tài chính quy định thời hạn nộp thuế như sau:
- Người nộp thuế sẽ có nghĩa vụ nộp thuế đầy đủ và đúng thời hạn vào Ngân sách của nhà nước.
- Thời hạn nộp thuế chậm nhất là ngày cuối cùng của thời hạn nộp hồ sơ khai thuế đối với trường hợp người nộp thuế tính thuế hoặc thời hạn nộp thuế ghi trên thông báo, quyết định, văn bản của cơ quan thuế hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác.
Tức là hạn nộp thuế GTGT theo quý chậm nhất là vào ngày cuối cùng của thời hạn nộp tờ khai thuế GTGT được ghi trên thông báo của cơ quan có thẩm quyền. Lưu ý, thời hạn nộp tờ khai thuế GTGT theo quý đúng theo quy định pháp luật sẽ diễn ra chậm nhất là ngày 30 của tháng đầu tiên quý sau.
Ví dụ: Công ty A kê khai thuế GTGT theo quý: => Tờ khai thuế GTGT quý 4/2019 thì hạn nộp tờ khai thuế chậm nhất sẽ là ngày 30/1/2020. Vậy ta có thể suy ra thời hạn nộp thuế GTGT theo quý của công ty A chậm nhất sẽ vào ngày 30/1/2020.
Về thời kỳ khai thuế theo quý
Căn cứ vào Điều 15, Điểm b, Khoản 2 Thông tư 151/2014/TT-BTC quy định như sau:
Việc thực hiện khai thuế theo quý hay theo tháng được ổn định trọn năm dương lịch và ổn định theo chu kỳ 3 năm. Riêng chu kỳ ổn định đầu tiên được xác định tính kể từ ngày 01/10/2014 đến hết ngày 31/12/2016.
Ví dụ: Một doanh nghiệp A năm 2013 có tổng doanh thu là 36 tỷ đồng thuộc diện khai thuế GTGT theo quý từ ngày 01/10/2014. Tuy nhiên trong năm 2014,2015,2016 doanh thu của doanh nghiệp kê khai hoặc do kiểm tra trên 54 tỷ đồng, thì lúc này doanh nghiệp A vẫn sẽ đóng khai thuế GTGT theo quý đến hết năm 2016. Bắt đầu từ năm 2017 mới xác định lại chu kỳ khai thuế dựa trên doanh thu của năm 2016.
Trường hợp, nếu trong chu kỳ khai thuế ổn định theo quý, người nộp thuế hoặc thanh tra, kiểm tra, cơ quan thuế kết luận doanh thu của năm trước liền kề của chu kỳ khai thuế ổn định này trên 50 tỷ đồng, người nộp thuế sẽ không còn đủ điều kiện khai thuế theo quý nữa thì năm tiếp theo liền kề của năm phát hiện cho đến hết chu kỳ ổn định, người nộp thuế GTGT theo quý sẽ chuyển qua thực hiện khai thuế giá trị gia tăng theo tháng.
Như vậy, thông qua những thông tin vừa chia sẻ trên đây, Acc Pro tin chắc rằng quý doanh nghiệp đã nắm được hạn nộp thuế GTGT theo quý sẽ được thực hiện vào ngày nào, cũng như những quy định liên quan đến việc kê khai thuế GTGT. Nếu có bất cứ thắc mắc nào về dịch vụ thuế các bạn có thể chia sẻ với Acc Pro chúng tôi sẽ luôn luôn lắng nghe và không ngại giúp đỡ bạn một cách tận tình và chu đáo. Xin cảm ơn!