Bạn có biết một lít xăng mà mình đổ mỗi ngày đang cõng trên mình rất nhiều loại thuế và phí khiến chúng thay đổi giá thường xuyên thậm chí là thay đổi từng ngày từng giờ như hiện nay.
Bạn có biết một lít xăng cõng rất nhiều thuế phí ??
Có thể bạn không biết nhưng trong cơ cấu giá cơ sở xăng, dầu, thì mỗi lít xăng, dầu khi được bán ra đang phải gánh đến 4 loại thuế lần lượt như Giá trị gia tăng (VAT là 10%), nhập khẩu (là 10%), tiêu thụ đặc biệt (là 10%) và bảo vệ môi trường (với xăng E5RON92 là 3.800 đồng, còn xăng RON 95 là 4.000 đồng, dầu diesel là 2.000 đồng…).
ACC PRO lấy một ví dụ cho bạn dễ hiểu nhé, nếu một thùng xăng chứa 158,97 lít, thì giá 1 lít xăng RON 95 tại cảng có giá khoảng 14.936 đồng. Và theo công thức tính giá cơ sở, thì giá xăng RON 95 lúc này phải cộng thêm thuế nhập khẩu 10% là bằng 1.493 đồng, và thuế tiêu thụ đặc biệt 10% là bằng 1.493 đồng, thuế VAT 10% theo giá bán thì khoảng 2.532 đồng và sau cùng là thuế bảo vệ môi trường cố định 4.000 đồng/lít.
Vậy thì tổng chi cho 4 sắc thuế trên là 9.518 đồng/lít, tức chiếm 38% giá thành bán ra của một lít xăng RON 95 (giá 25.322 đồng/lít (chúng tôi đang tính giá xăng lúc chưa tăng để bạn dễ hình dùng vì giờ giá xăng tăng và thay đổi liên tục nên rất khó để cho ra con số chính xác).
Đó là chưa kể mỗi lít xăng bạn còn phải cộng thêm chi phí kinh doanh định mức là 1.050 đồng/lít, lợi nhuận định mức là 300 đồng/lít, và mức trích lập Quỹ bình ổn là 300 đồng/lít cũng lợi nhuận của doanh nghiệp. Như vậy, tổng chi cho các khoản thuế trên thì, phí đã lên tới 11.168 đồng/lít, chiếm 44% giá thành bán ra của một lít xăng RON 95.
Vậy giảm thuế xăng dầu có được không?
Đây là một câu hỏi lớn và quan trọng trong tình hình xăng dầu đang tăng chóng mặt nhưng theo Phó Vụ trưởng Chính sách Thuế (Bộ Tài chính) cho biết, thì Bộ Tài chính luôn phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành liên quan để có thể theo dõi giá xăng dầu thế giới, giá cả trong nước và lạm phát.
Để từ đó có thể tham mưu, báo cáo các cấp thẩm quyền tìm cách để giải quyết cũng như điều hành giá xăng dầu, điều tiết từ Quỹ Bình ổn giá xăng dầu. Còn về quan điểm các khoản thuế đang chiếm tỉ trọng lớn trong một lít xăng dầu như trên thì Phó Vụ trưởng Chính sách Thuế có nhấn mạnh là chính sách thuế không thuộc thẩm quyền quyết định của Quốc hội, nên về tính ổn định tương đối cao, áp dụng trong thời gian dài. Nhưng trong khi đó, giá xăng dầu được điều chỉnh liên tục theo kỳ 10 ngày 1 lần, thì biên độ điều chỉnh lớn và phụ thuộc vào nhiều yếu tố chứ không chỉ ở Thuế.
Vì theo Phó Vụ trưởng Chính sách Thuế đơn vị luôn chủ động theo dõi diễn biến giá xăng dầu để có thể đưa ra đề xuất giải pháp, cũng như trình cấp thẩm quyền quyết định; trong đó có xét tới yếu tố thuế, nhưng chúng ta nên hiểu đây là cả một quá trình.
Vì thực tế, để có thể hỗ trợ ngành hàng không trong địa dịch vừa quá thuế bảo vệ môi trường với xăng máy bay cũng đã giảm 30% trong năm 2021 và giảm 50% trong năm 2022, nên nhiều ý kiến cho rằng đề xuất giảm thuế này cho xăng dầu nhằm hỗ trợ nền kinh tế, như vận tải khách đường bộ là rất hợp lý.
Tuy nhiên, với thuế giá trị gia tăng thì mặt hàng xăng dầu nằm trong nhóm không áp dụng giảm thuế từ 10% xuống 8% trong năm 2022 theo Nghị quyết của Quốc hội về Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế – xã hội. Chính vì thế mà xăng dầu không áp dụng chính sách giảm thuế này.
Kết luận sau cùng cho vấn đề trên theo Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu thị trường giá cả (Bộ Tài chính) chia sẻ thì điều hành xăng dầu cần phải đảm bảo hài hòa lợi ích của doanh nghiệp – nhà nước và người dân. Do đó việc giảm thuế để giảm giá xăng dầu có thể thực hiện được, tuy nhiên các cơ quan chức năng cần xem xét, cũng như cân nhắc nhưng phải tính toán đến cân đối, để vừa đảm bảo nguồn thu và nhiệm vụ chi trong thời gian tới.