Làm báo cáo thuế là một nhiệm vụ của bộ phận kế toán của công ty cần phải thực hiện theo thời gian nhất định. Vậy báo cáo thuế là gì? Những loại báo cáo thuế nào nên nộp hàng tháng, quý?
Báo cáo thuế là gì?
Báo cáo thuế là một trong những hoạt động có tính chất kê khai các hóa đơn thuế GTGT đầu vào cũng như hóa đơn thuế GTGT đầu ra đối với những hoạt động phát sinh trong quá trình mua hàng, sử dụng dịch vụ.
Ngoài tác dụng kê khai hóa đơn thuế GTGT, báo cáo thuế còn là cầu nối giữa cơ quan quản lý thuế và doanh nghiệp nhằm giúp cơ quan quản lý thuế nắm bắt tình hình hoạt động hiện tại của doanh nghiệp. Do báo cáo thuế là cầu nối quan trọng nên việc làm báo cáo thuế nên thời hạn nộp báo cáo, thông tin có trong báo cáo cần được kiểm tra chi tiết, chính xác nhất.
Thời hạn nộp báo cáo thuế?
Việc nộp báo cáo thuế không đúng thời hạn sẽ khiến doanh nghiệp sẽ bị xử phạt theo quy định của pháp luật, chính vì thế bộ phận kế toán đảm nhận lập báo cáo thuế cần hết sức lưu ý. Tùy vào phương thức báo cáo thuế theo tháng hay theo quý thì sẽ có thời hạn khác nhau, cụ thể như sau:
- Thời hạn nộp tờ khai thuế và số thuế của doanh nghiệp thực hiện báo cáo theo tháng muộn nhất là ngày thứ 20 của tháng tiếp theo.
- Thời hạn nộp tờ khai thuế và số thuế của doanh nghiệp thực hiện báo cáo theo quý muộn nhất là ngày thứ 30 tháng đầu tiên của quý tiếp theo.
Các loại báo cáo thuế cần phải nộp theo tháng, quý
1. Thuế giá trị gia tăng
Đầu tiên, doanh nghiệp cần thực hiện xác định phương pháp kê khai thuế GTGT của mình là phương pháp trực tiếp hay gián tiếp. Sau đó, doanh nghiệp cần chuẩn bị những loại giấy tờ phù hợp với hình thức kê khai thuế GTGT đã được xác định. Dưới đây là 2 cách giúp doanh nghiệp nhận phương thức kê khai thuế GTGT phù hợp.
Cách 1: Kê khai thuế GTGT theo tháng hay theo quý
Kê khai thuế GTGT theo quý trong trường hợp doanh nghiệp mới được thành lập.
Trong trường hợp doanh nghiệp đang hoạt động, có hoạt động phát sinh doanh thu thì được chia làm 2 trường hợp:
- Nếu doanh thu liền kề năm trước thấp hơn 50 tỷ thì doanh nghiệp thực hiện kê khai thuế GTGT theo quý.
- Nếu doanh thu liền kề năm trước lớn hơn 50 tỷ thì doanh nghiệp thực hiện kê khai thuế GTGT theo tháng.
Cách 2: Kê khai thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ hay trực tiếp
Kê khai thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ khi doanh nghiệp đang hoạt động, có doanh thu lớn hơn 1 tỷ và doanh nghiệp đăng ký tự nguyện.
Kê khai thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp khi doanh nghiệp đang hoạt động, có doanh thu nhỏ hơn 1 tỷ.
2. Thuế Thu nhập cá nhân
Thuế thu nhập cá nhân của mỗi doanh nghiệp sẽ được kê khai theo hình thức kê khai của thuế giá trị gia tăng. Cụ thể nếu thuế GTGT kê khai theo quý thì thuế TNCN cũng thực hiện kê khai theo quý.
Doanh nghiệp nếu thực hiện kê khai thuế TNCN theo tháng cần thỏa mãn điều kiện là số thuế TNCN hàng tháng nộp cho cơ quan quản lý thuế phải lớn hơn 50 triệu đồng/tháng. Trong trường hợp số thuế TNCN thấp hơn 50 triệu đồng/tháng thì bắt buộc doanh nghiệp kê khai thuế theo quý.
3. Thuế thu nhập doanh nghiệp
Thông thường để kê khai thuế thu nhập doanh nghiệp thì cần cung cấp đầy đủ các loại chứng từ liên quan trong năm thì mới đủ điều kiện làm báo cáo thuế. Báo cáo thuế TNDN thường được kê khai theo quý. Trường hợp số thuế TNDN phát sinh thì doanh nghiệp thực hiện nộp số thuế TNDN phát sinh đó chậm nhất vào ngày 30 của quý tiếp theo.
4. Báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn
Kê khai những hóa đơn đã sử dụng của một công ty, tổ chức thường được làm báo cáo theo quý. Theo quy định của pháp luật, đa số những doanh nghiệp cần thực hiện nộp Báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn theo quý. Một số lưu ý khi nộp Báo cáo sử dụng hóa đơn của doanh nghiệp:
- Toàn bộ doanh nghiệp đang hoạt động cần nộp báo cáo hóa đơn sử dụng kể cả với doanh nghiệp mới thành lập.
- Trong kỳ nếu doanh nghiệp phát sinh hóa đơn cần sử dụng thì doanh nghiệp cần làm báo cáo sử dụng hóa đơn đó.
- Trường hợp doanh nghiệp mới thành lập chưa có thông báo phát hành hóa đơn thì không cần làm báo cáo sử dụng hóa đơn.
Những lưu ý khi thực hiện làm báo cáo thuế theo tháng, quý
Để bản báo cáo thuế của doanh nghiệp được rõ ràng và chi tiết hơn, kế toán viên cần lưu ý những nội dung sau đây khi thực hiện làm báo cáo:
- Sắp xếp trình tự hóa đơn được bán ra theo quy trình ngày tháng.
- Phân biệt rõ hàng hóa, nguyên vật liệu, công cụ hay tài sản trong quá trình nhập liệu vào phần mềm kế toán.
- Chuẩn bị các bản sao của hóa đơn phòng khi bị mất không đối chứng.
- Thực hiện kê khai, hạch toán hàng tháng trên phần mềm kế toán và tiến hành kiểm tra, chỉnh sửa trước khi xuất dữ liệu.
- Xử lý các vấn đề phát sinh trong bảng cân đối kế toán.
- Quyết toán thuế TNDN trước để so sánh với số thuế TNDN chênh lệch.
Trên đây là 7 nhóm đối tượng được miễn thuế GTGT mới nhất năm 2023 mà ACCPRO tổng hợp được hi vọng sẽ giúp ích được cho bạn trong công việc. Nếu bạn đang thắc mắc hay cần tư vấn thì đừng ngại liên hệ ngay với ACCPRO để được giải đáp nhé.