Vì tỉ lệ thu thuế giảm mạnh cộng thêm việc hoạt động kinh doanh trên mạng xã hội, thương mại điện tử ngày càng biến tướng nên cơ quan thuế yêu cầu tăng cường thu thuế hoạt động kinh doanh trên nền tảng số.
Tại sao nhà nước lại đẩy mạnh việc tăng cường quản lý thu thuế với hoạt động kinh doanh trên nền tảng số ??
Được biết, sau khi Cục Thuế TP HCM đã thu thập được dữ liệu của 14.686 tổ chức và cá nhân, với tổng số tiền thu hộ 15.090 tỷ đồng. Đây là cơ sở để cơ quan thuế xác định việc thực hiện nghĩa vụ thuế đối với các tổ chức, cá nhân trong trường hợp yêu cầu giải trình và xử lý sai phạm về thuế.
Không chỉ vậy, đối với các tổ chức, cá nhân trong nước hoạt động kinh doanh trên sàn thương mại điện tử (TMĐT) thực hiện phương thức thanh toán qua ngân hàng, sử dụng tài khoản không đăng ký với cơ quan thuế, Cục Thuế TP đã có Văn bản gửi Sở Công thương, Sở Thông tin và Truyền thông đề nghị phối hợp cung cấp danh sách tên, địa chỉ, hoặc số CMND của tất cả các đối tượng có hoạt động TMĐT (bao gồm cả trường hợp kinh doanh thông qua các sàn TMĐT). Qua đó, cơ quan thuế đề nghị các ngân hàng cung cấp sao kê tài khoản giao dịch thanh toán đã mở tại ngân hàng, từ đó xác định doanh thu kinh doanh TMĐT để thực hiện thanh kiểm tra, xử lý truy thu thuế.
Việc đẩy mạnh tăng cường quản lý thuế với hoạt động kinh doanh trên nền tảng số còn liên quan đến các tổ chức, cá nhân bán hàng hóa nhập khẩu từ nước ngoài vào Việt Nam thông qua dịch vụ chuyển phát xuyên biên giới, cơ quan thuế đang phối hợp với Cục Hải quan TP đề nghị cung cấp dữ liệu đối chiếu, để làm cơ sở xác định đã kê khai nộp thuế hay chưa. Từ đó, Cục Thuế TP sẽ tiến hành thanh kiểm tra một số doanh nghiệp kinh doanh hàng hóa xuyên biên giới và đề xuất biện pháp quản lý thu thuế hiệu quả các đối tượng này.
Và đặc biệt hơn trong lần siết chặt quản lý thuế này nhà nước còn thực hiện chỉ đạo của Tổng cục Thuế về việc tăng cường quản lý đối với tổ chức, cá nhân cư trú trong nước cung cấp dịch vụ xuyên biên giới trên các nền tảng số (sản xuất nội dung số, ứng dụng số) có phát sinh thu nhập từ Google, Apple, Youtube, Facebook, Netflix.
Cục Thuế cũng đã nhanh chóng gửi văn bản cho các ngân hàng đề nghị cung cấp dữ liệu dòng tiền giao dịch qua tài khoản trong nước có nhận thu nhập từ các tổ chức cung cấp dịch vụ trực tuyến nước ngoài. Theo dữ liệu từ một số ngân hàng cá nhân có thu nhập phát sinh từ các nền tảng số cơ quan thuế cũng sẽ rà soát xử lý các dữ liệu này để xử lý truy thu thuế (nếu có).
Đẩy mạnh việc thu thuế với hoạt động kinh doanh trên nền tảng số sau đại dịch
Sở dĩ, nhà nước đẩy mạnh việc thu thuế trên nền tảng số sau đại dịch là để đảm bảo nguồn thu ngân sách trong những tháng cuối năm, Tổng cục Thuế yêu cầu các cục thuế, chi cục thuế tăng cường công tác quản lý, phát hiện các trường hợp lợi dụng chính sách ưu đãi để trốn thuế, tránh thuế, dây dưa, chây ỳ nợ thuế rà soát các lĩnh vực còn tiềm năng, các lĩnh vực phát triển tốt trong điều kiện dịch bệnh (thương mại điện tử, kinh doanh online, chứng khoán, bất động sản…) nhất là tại các tỉnh, thành phố lớn, nơi tập trung đông dân cư.
Việc đẩy mạnh thu thuế này không chủ diễn ra tại các thành phố lớn mà các cơ quan thuế địa phương sẽ đẩy mạnh công tác phối hợp với các sở, ban, ngành, trao đổi thông tin với văn phòng đăng ký đất đai tại địa phương… để tham mưu cho UBND tỉnh, thành phố kịp thời tháo gỡ những vướng mắc về cơ chế, chính sách, thủ tục để triển khai nhanh đối với các dự án, kịp thời đôn đốc các nguồn thu từ đất đai vào ngân sách nhà nước.
Tổng cục thuế sẽ phối hợp chặt chẽ với các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ Tài chính để rà soát, đôn đốc thu ngân sách nhà nước đối với các nguồn thu thuộc ngân sách trung ương như từ dầu, khí, thu cổ tức và lợi nhuận còn lại, các khoản thu từ phí, lệ phí, thu từ đất đai, thu từ chênh lệch thu chi của Ngân hàng Nhà nước và các khoản thu khác của ngân sách trung ương.