Khác với những doanh nghiệp lớn những hộ kinh doanh có quy mô nhỏ “kiệt sức” vì phải xuất hóa đơn điện tử thâu đêm.
Tại sao hộ kinh doanh lại kiệt sức khi xuất hóa đơn điện tử ??
Được biết, trước thông tin nhiều doanh nghiệp gặp khó khi chuyển sang hóa đơn điện tử kế toán công ty phải thức thâu đêm xuất hóa đơn, Tổng Cục Thuế đã chỉ đạo các cơ quan liên quan rà soát, xử lý nhanh. Tổng Cục Thuế cho hay, thời gian vừa qua, đơn vị đã nhận được thông tin từ cơ quan báo chí phản ánh một số doanh nghiệp, hộ kinh doanh gặp khó khăn trong quá trình triển khai thực hiện áp dụng hóa đơn điện tử trên hệ thống do bị nghẽn hệ thống cấp mã hóa đơn điện tử.
Tuy nhiên, ngay sau khi tiếp nhận thông tin, Lãnh đạo Tổng cục Thuế đã trực tiếp chỉ đạo Trung tâm điều hành hóa đơn điện tử Tổng cục Thuế và Cục Công nghệ thông tin (Tổng cục Thuế) phối hợp với các Trung tâm của 6 Cục Thuế địa phương khẩn trương rà soát và báo cáo nhanh Tổng cục. Đồng thời, các Cục Thuế địa phương phối hợp chặt chẽ với các đơn vị cung cấp dịch vụ (TVAN) triển khai rà soát, nắm bắt thêm thông tin vướng mắc từ phía doanh nghiệp và người nộp thuế để có phương án hỗ trợ kỹ thuật kịp thời.
Nhưng trong trường hợp, nếu vướng mắc kỹ thuật (có tính chất cá biệt) vượt quá phạm vi quản lý của đơn vị, phải báo cáo kịp thời để Tổng Cục Thuế có phương án hỗ trợ, đảm bảo hệ thống vận hành thông suốt, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho doanh nghiệp và hộ, cá nhân kinh doanh.
Tổng Cục Thuế cũng yêu cầu thêm, sau khi rà soát các vướng mắc và đưa ra những giải pháp khắc phục, các Cục, Vụ, đơn vị chức năng phải kịp thời triển khai các giải pháp để các Cục Thuế địa phương phối hợp với người nộp thuế tổ chức thực hiện.
Tuy nhiên, trong quá trình chuẩn bị triển khai hóa đơn điện tử, ngành Thuế cũng dự báo trong quá trình thực hiện hóa đơn điện tử trong thực tế, cả cơ quan quản lý thuế và người nộp thuế (bao gồm cộng đồng doanh nghiệp, hộ và cá nhân kinh doanh…) sẽ gặp những khó khăn nhất định.
Tổng Cục Thuế cũng đã kịp đã báo cáo Bộ Tài chính trình Chính phủ cho phép áp dụng 2 giai đoạn, gồm: Giai đoạn 1, áp dụng hóa đơn điện tử tại 6 tỉnh, thành phố gồm: Hà Nội, TPHCM, Hải Phòng, Quảng Ninh, Bình Định, Phú Thọ (chiếm tới 60% số lượng doanh nghiệp, khoảng 70% trên tổng số lượng hóa đơn trên cả nước); Giai đoạn 2, áp dụng trên phạm vi cả nước (57 tỉnh, thành phố).
Xuất hóa đơn điện tử ảnh hưởng đến kinh doanh ??
Theo như ACC PRO ghi nhận trên các diễn đàn và group kế toán, nhiều doanh nghiệp kêu ca về những vướng mắc khi áp dụng hóa đơn điện tử rất nhiều. Các doanh nghiệp kiến nghị tăng đối tượng được sử dụng hóa đơn không có mã của cơ quan thuế để giảm nghẽn server vì theo luật, chỉ có những đối tượng thuộc diện rủi ro cao mới buộc phải sử dụng hóa đơn có mã.
Chị H. – kế toán một doanh nghiệp dược mỹ phẩm lớn tại TP.HCM – cho hay dù hệ thống đang bị nghẽn khiến doanh nghiệp “lo đứng lo ngồi” nhưng vẫn liên tục nhận được các email nhắc nhở lẫn đốc thúc của cơ quan thuế về việc phải nhanh chóng chuyển đổi sang hóa đơn điện tử theo quy định mới. Tuy nhiên, rút kinh nghiệm từ các doanh nghiệp đi trước, chị S. cho biết chưa vội. Bởi nếu đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử theo quy định mới, doanh nghiệp phải hủy hết hóa đơn cũ trong khi xuất hóa đơn áp mã của cơ quan thuế nếu gặp trục trặc, doanh nghiệp không thể kinh doanh được vì phải xuất đến 20.000 số hóa đơn mỗi tháng.
Khó khăn là vậy nhưng Cơ quan thuế cũng liên tục ra văn bản hối thúc đôn đốc tiến độ triển khai hóa đơn điện tử, trong đó nhấn mạnh các cục thuế phải tập trung mọi nguồn lực, lập kế hoạch triển khai đến từng cán bộ/phòng/đội; báo cáo tiến độ theo ngày về Tổng cục Thuế đảm bảo đạt mục tiêu, kế hoạch đặt ra.