Sau thời gian nhận được nhiều phản ánh từ doanh nghiệp thì mới đây Bộ Tài chính cũng thông báo rằng sẽ chỉnh sửa một số quy định để không còn tình trạng “Không lập nhiều hóa đơn mới giảm thuế” tức là không lập riêng hóa đơn cho từng loại hàng hoá mới được giảm thuế GTGT nữa.
Tại sao cần sửa đổi: “Không lập nhiều hoá đơn mới giảm thuế” ??
Trong thời gian qua, nhận được vô số sự phản ánh tích cực từ dư luận về việc giảm thuế VAT từ 10% xuống còn 8% nhằm hỗ trợ doanh nghiệp phục hồi sau dịch COVID-19 rất được hoan nghênh. Tuy nhiên, vẫn còn tồn tại những vấn đề cần được khắc phục sớm để hoàn thiện hơn chính sách hỗ trợ này đó là cùng một đơn hàng những doanh nghiệp ngày nay phải chia thành 2-3 hóa đơn cho từng loại hàng hóa thì mới được giảm thuế. Rõ ràng, quy định đang khiến cho nhiều doanh nghiệp phát sinh chi phí hơn trước.
Lấy một ví dụ cụ thể để bạn dễ hình dung nhé, một doanh nghiệp làm ngành nghề kinh doanh đại lý ô tô và xe có động cơ khác, ngoài ra còn có thêm dịch vụ bảo dưỡng, sửa chữa ô tô và xe có động cơ khác. Trong đó, dịch vụ bảo dưỡng, sửa chữa xe thì có đầu vào là các loại vật tư, phụ tùng mua vào chịu các mức thuế suất thuế VAT là 5%, 8%,10%.
Để tuân theo quy định hiện hành thì doanh nghiệp này phải lập hóa đơn riêng cho từng loại hàng hóa, dịch vụ kể trên để có thể được giảm thuế VAT. Nhưng nếu trong trường hợp doanh nghiệp không tiến hành lập hóa đơn riêng cho hàng hóa, dịch vụ được giảm thuế VAT thì có phải là doanh nghiệp ấy cũng không được giảm ??
Đánh giá về vấn đề trên thì Bộ Tài chính đã căn cứ vào Điều 1 Nghị định số 15/2022/NĐ-CP ngày 28/01/2022 của Chính phủ quy định về chính sách miễn, giảm thuế theo Nghị quyết số 43/2022/QH15 của Quốc hội về chính sách tài khóa tiền tệ hỗ trợ chương trình phục hồi và phát triển kinh tế – xã hội.
Theo đó, các cơ sở kinh doanh bắt buộc phải lập hóa đơn riêng cho từng loại hàng hóa, dịch vụ được giảm thuế VAT. Nhưng doanh nghiệp trên lại không lập hóa đơn riêng cho hàng hóa, dịch vụ được giảm thuế VAT thì sẽ không được giảm loại thuế này?”.
Nếu chiếu theo quy định đã được nêu ở trên thì cơ sở kinh doanh này phải lập hóa đơn riêng cho hàng hóa, dịch vụ được giảm thuế VAT tuy nhiên doanh nghiệp này lại không lập hóa đơn riêng cho hàng hóa, dịch vụ được giảm thuế nên cũng không được giảm.
Tuy nhiên, trên thực tế các doanh nghiệp cần chú ý là trên mẫu hóa đơn của doanh nghiệp, chỉ tiêu thuế suất sẽ được thiết kế theo dạng cột nên cơ sở kinh doanh có thể lập hóa đơn cho hàng hóa, dịch vụ có nhiều thuế suất khác nhau trên cùng một hóa đơn, mà trong đó có hàng hóa và dịch vụ thuộc đối tượng được giảm thuế.
Bộ Tài chính cũng cho rằng việc lập hóa đơn riêng như hiện nay sẽ vô cùng thuận lợi trong việc phân loại, quản lý những hóa đơn của những loại hàng hóa, dịch vụ được giảm thuế, tuy nhiên lợi cũng đi đôi với hại là làm tăng thêm thời gian của kế toán doanh nghiệp và chi phí sử dụng hóa đơn của công ty, nhất là các công ty sử dụng nhiều hóa đơn trong ngày.
Vậy nếu trong trường hợp công ty thấy khó khăn khi tách hóa đơn riêng cho từng loại hàng hóa, dịch vụ được giảm thuế nên sẽ không lập hóa đơn riêng cho hàng hóa, dịch vụ được giảm thuế thì vô hình chung sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của người tiêu dùng.
Do đó, hiên nay Bộ Tài chính cũng đang gấp rút để đưa ra đề xuất sửa đổi Khoản 4 Điều 1 Nghị định 15/2022/NĐ-CP được gộp vào Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 126/2020/NĐ-CP, Nghị định số 123/2020/NĐ-CP cũng như Nghị định số 15/2022/NĐ-CP theo thủ tục rút gọn hồ sơ đang xin ý kiến thẩm định của Bộ Tư pháp theo công văn số 3686/BTC-TCT ngày 22/4/2022 theo hướng như sau: “Trong trường hợp cơ sở kinh doanh có bán hàng hóa và cung cấp dịch vụ áp dụng các mức thuế suất khác nhau thì trên hóa đơn lập ra phải ghi rõ thuế suất hoặc mức tỉ lệ % tính thuế GTGT được giảm của từng hàng hóa, dịch vụ theo quy định tại Khoản 3 Điều này.
ACC PRO mong những thông tin mình vừa chia sẻ có thể giúp ích được cho quý doanh nghiệp đang gặp khó khăn với quy định “Không lập nhiều hóa đơn mới giảm thuế” này.