Để biết doanh nghiệp của mình có thuộc những trường hợp không bị xử phạt vi phạm hành chính về thuế hay không đừng bỏ qua bài viết vô cùng giá trị này của ACC PRO nhé.
Vậy xử phạt vi phạm hành chính về thuế là gì ??
Theo đó thì xử phạt vi phạm hành chính về thuế khi được xét trên nguyên tắc, các quy định pháp luật về thuế thuộc loại quy phạm pháp luật hành chính nên phần lớn những hành vi vi phạm pháp luật về thuế diễn ra trong thực tế thuộc loại vi phạm hành chính, về mặt lý thuyết, vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế là hành vi làm trái các quy định pháp luật hành chính trong lĩnh vực thuế, do tổ chức, cá nhân thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm hại đến những lợi ích được pháp luật hành chính bảo vệ nhưng chưa đến mức xử lý hình sự và phải chịu trách nhiệm hành chính.
Những trường hợp nào không bị xử phạt vi phạm hành chính ??
Trường hợp 1: Không xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn đối với các trường hợp không xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.
Người nộp thuế chậm thực hiện thủ tục thuế, hóa đơn bằng phương thức điện tử do sự cố kỹ thuật của hệ thống công nghệ thông tin được thông báo trên Cổng thông tin điện tử của cơ quan thuế thuộc trường hợp thực hiện hành vi vi phạm do sự kiện bất khả kháng quy định tại Khoản 4 Điều 11 Luật Xử lý vi phạm hành chính.
Trường hợp 2: Không xử phạt vi phạm hành chính về thuế, không tính tiền chậm nộp tiền thuế đối với người nộp thuế vi phạm hành chính về thuế do thực hiện theo văn bản hướng dẫn, quyết định xử lý của cơ quan thuế, cơ quan nhà nước có thẩm quyền liên quan đến nội dung xác định nghĩa vụ thuế của người nộp thuế (kể cả các văn bản hướng dẫn, quyết định xử lý được ban hành trước ngày 05/12/2020), trừ trường hợp thanh tra, kiểm tra thuế tại trụ sở người nộp thuế chưa phát hiện sai sót của người nộp thuế trong việc khai, xác định số tiền thuế phải nộp hoặc số tiền thuế được miễn, giảm, hoàn nhưng sau đó hành vi vi phạm hành chính về thuế của người nộp thuế bị phát hiện.
Trường hợp 3: Không xử phạt vi phạm hành chính về thuế đối với trường hợp khai sai, người nộp thuế đã khai bổ sung hồ sơ khai thuế và đã tự giác nộp đủ số tiền thuế phải nộp trước thời điểm cơ quan thuế công bố quyết định kiểm tra thuế, thanh tra thuế tại trụ sở người nộp thuế hoặc trước thời điểm cơ quan thuế phát hiện không qua thanh tra, kiểm tra thuế tại trụ sở của người nộp thuế hoặc trước khi cơ quan có thẩm quyền khác phát hiện.
Trường hợp 4: Không xử phạt hành vi vi phạm thủ tục thuế đối với cá nhân trực tiếp quyết toán thuế thu nhập cá nhân chậm nộp hồ sơ quyết toán thuế thu nhập cá nhân mà có phát sinh số tiền thuế được hoàn; hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh đã bị ấn định thuế theo quy định tại Điều 51 Luật Quản lý thuế.
Trường hợp 5: Không xử phạt hành vi vi phạm về thời hạn nộp hồ sơ khai thuế trong thời gian người nộp thuế được gia hạn nộp hồ sơ khai thuế đó.
Các trường hợp được xem là vi phạm hành chính về thuế
Theo nghị định số 129/2013/NĐ-CP ngày 16/10/2013 về quy định xử lý vi phạm hành chính về thuế và cưỡng chế trong những trường hợp:
Trường hợp 1: Vi chậm nộp hồ sơ đăng ký thuế, chậm thông báo thay đổi thông tin trong hồ sơ đăng ký thuế so với thời hạn quy định (Điều 5)
Trường hợp 2: Vi khai không đầy đủ các nội dung trong hồ sơ thuế (Điều 6)
Trường hợp 3: Vi chậm nộp hồ sơ khai thuế so với thời hạn quy định (Điều 7)
Trường hợp 4: Vi phạm các quy định về cung cấp thông tin liên quan đến xác định nghĩa vụ thuế (Điều 8)
Trường hợp 5: Vi vi phạm quy định về chấp hành quyết định kiểm tra, thanh tra thuế, cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế (Điều 9)
Trường hợp 6: Vi khai sai dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được hoàn (Điều 10)
Trường hợp 7: Vi trốn thuế, gian lận thuế (Điều 11).
Nếu có bất kỳ thắc mắc nào về các vấn đề vi phạm ở trên bạn có thể nhanh chóng liên hệ với ACC PRO để được tư vấn và hỗ trơ kịp thời nhé.