Nếu trong phần 1 chúng ta đã tìm hiểu về kế toán trưởng một cách chi tiết rồi thì trong phần này chúng ta cùng tìm hiểu nốt kế toán tổng hợp quan trọng như thế nào trong doanh nghiệp nhé.

B – Kế toán tổng hợp

Khác với kế toán trưởng, kế toán tổng hợp là người phụ trách việc ghi chép, phản ánh một cách tổng quát trên các tài khoản, sổ sách kế toán và báo cáo tài chính theo các chỉ tiêu giá trị của doanh nghiệp. Kế toán tổng hợp làm việc trực tiếp dưới quyền các kế toán trưởng của doanh nghiệp. 

  • Công việc của một kế toán tổng hợp

Không giống với kế toán trưởng. kế toán tổng hợp là một trong những người thực hiện các công việc bao quát toàn bộ công tác kế toán trong doanh nghiệp. Nên để thực hiện tốt công việc này đòi hỏi nghiệp vụ của kế toán phải chắc và bao quát. Và các công việc của kế toán tổng hợp cụ thể như sau:

Kế toán tổng hợp

– Kiểm tra toàn bộ các định khoản, các nghiệp vụ phát sinh của doanh nghiệp vào cuối mỗi tháng, quý, năm.

– Kiểm tra sự cân đối của các báo cáo chi tiết và báo cáo tổng hợp để có thể kịp thời phát hiện và điều chỉnh các số liệu sai lệch trước khi báo cáo thuế.

– Kiểm tra số dư cuối kỳ có hợp lý và đúng với thực tế không.

– Xác định và đề xuất lập dự phòng hoặc xử lý công nợ phải thu khó đòi.

– Tính giá thành, định khoản các nghiệp vụ về giá thành.

– Kết chuyển doanh thu, chi phí, lãi lỗ.

– Thực hiện in sổ kế toán để lưu trữ.

– Lập báo cáo tài chính, báo cáo quản trị, báo cáo thống kê, báo cáo thuế

– Cùng kế toán trưởng giải trình, cung cấp tài liệu, số liệu cho các cơ quan như: thuế, kiểm toán, các đoàn thanh tra kiểm tra khi có yêu cầu.

Nói về trách nhiệm của một kế toán tổng hợp thì cần đảm bảo chịu trách nhiệm về số liệu giữa các đơn vị nội bộ, dữ liệu chi tiết và tổng hợp, định khoản các nghiệp vụ phát sinh, sự cân đối giữa các số liệu chi tiết và tổng hợp, số dư cuối kỳ so với thực tế. Hạch toán thu nhập, chi phí, khấu hao, tài sản cố định, công nợ, thuế GTGT. Chịu trách nhiệm lập báo cáo tài chính theo quý, năm, và các báo cáo khác theo quy định

Phải có trách nhiệm tham gia phối hợp trình số liệu, giải trình với cơ quan chức năng khi có yêu cầu. Chịu trách nhiệm thống kê, tổng hợp và cung cấp các số liệu kế toán khi có yêu cầu và thực hiện lưu trữ số liệu kế toán theo đúng những quy định.

Còn về quyền hạn của một kế toán tổng hợp thì có thể kể đến như 

– Có quyền yêu cầu các kế toán viên điều chỉnh khi phát hiện sai sót.

– Có quyền yêu cầu các nhân viên kế toán khác cung cấp báo cáo theo quy định của doanh nghiệp.

– Kế toán tổng hợp thực hiện công việc bao quát toàn bộ công tác kế toán trong doanh nghiệp

Kế toán tổng hợp

Có thể thấy hai vị trí kế toán này có mối quan hệ tương trợ lẫn nhau mà khó thể tách rời. Kế toán trưởng muốn làm tốt công việc của mình thì phải cần có những nhân viên làm kế toán tổng hợp và kế toán nội bộ tài năng, chắc tay về xử lý các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, cách tổ chức chứng từ kế toán, lập báo cáo…

Nhưng không chỉ với kế toán trưởng hay kế toán tổng hợp, mà bất cứ nhân viên kế toán nào cũng cần phải có nghiệp vụ tốt, kiến thức sâu rộng và những kinh nghiệm dày dặn để có thể làm tốt công việc của mình. Từ đó dễ dàng cho việc tiến xa hơn trong sự nghiệp kế toán, đồng thời nhận lại mức lương xứng đáng hơn. Nhưng không phải tự nhiên mà có, nhất là đối với nghề kế toán “trăm hay không bằng tay quen” này. Khi muốn có vị trí cao, tiến xa hơn trong sự nghiệp với một mức lương xứng đáng thì việc đi học tại các trung tâm đào tạo kế toán là điều cần thiết để giúp bạn tiến gần hơn tới thành công.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.