Trong phần 2 này chúng ta sẽ cùng so sánh hai vị trí kế toán tài chính và kế toán quản trị doanh nghiệp cũng như hiểu được tầm quan trọng của hai bộ phận này đến sự phát triển chung của doanh nghiệp.

kế toán quản trị

Đừng nhầm lẫn giữa kế toán tài chính và kế toán quản trị trong doanh nghiệp mới thành lập

– So sánh giữa kế toán quản trị doanh nghiệp và kế toán tài chính doanh nghiệp

Để có thể hiểu rõ mối quan hệ giữa kế toán quản trị và kế toán tài chính bạn cần phân tích sự giống nhau và khác nhau của 2 vấn đề này.

  • Đầu tiên là sự giống nhau giữa kế toán quản trị và kế toán tài chính doanh nghiệp

Cả kế toán quản trị và kế toán tài chính đều có mối quan hệ chặt chẽ với thông tin kế toán, đều nhằm vào việc phản ánh kết quả hoạt động của doanh nghiệp, đều quan tâm đến doanh thu, chi phí và sự vận động của tài sản, tiền vốn. Cả hai loại kế toán đều có mối quan hệ chặt chẽ về số liệu thông tin. Các số liệu của kế toán tài chính và kế toán quản trị đều được xuất phát từ chứng từ gốc. Một bên phản ánh thông tin tổng quát, một bên phản ánh thông tin chi tiết. Và cả hai đều có mối quan hệ trách nhiệm của Nhà quản lý.

  • Thứ hai là sự khác nhau giữa kế toán quản trị và kế toán tài chính doanh nghiệp

+ Mục đích của hai vị trí này trong doanh nghiệp là khác nhau, nếu kế toán quản trị có mục đích cung cấp thông tin phục vụ điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh. Thì kế toán tài chính: Cung cấp thông tin phục vụ cho việc lập các báo cáo tài chính.

+ Đối tượng phục vụ cũng khác nhau, trong khi đối tượng sử dụng thông tin về kế toán quản trị là: Các nhà quản lý doanh nghiệp (Hội đồng quản trị, ban giám đốc). Thì đối tượng sử dụng thông tin về kế toán tài chính là: Các nhà quản lý doanh nghiệp và các đối tượng bên ngoài doanh nghiệp (Nhà đầu tư, ngân hàng, cơ quan thuế, cơ quan tài chính, cơ quan thống kê).

kế toán quản trị

+ Nguyên tắc cung cấp thông tin là không giống nhau, khi kế toán quản trị không có tính bắt buộc, các nhà quản lý được toàn quyền quyết định và điều chỉnh phù hợp với nhu cầu và khả năng quản lý của doanh nghiệp. Thì kế toán tài chính phải tôn trọng các nguyên tắc kế toán được thừa nhận và được sử dụng phổ biến, nói cách khác kế toán tài chính phải đảm bảo tính thống nhất theo các nguyên tắc và chuẩn mực kế toán nhất định để mọi người có cách hiểu giống nhau về thông tin kế toán đặc biệt là báo cáo tài chính và kế toán tài chính phải tuân thủ các quy định của pháp luật hiện hành, đặc biệt là những yêu cầu quản lý tài chính và các yêu cầu của xã hội thông qua việc công bố những số liệu mang tính bắt buộc.

+ Phạm vi của thông tin khác nhau, trong khi phạm vi thông tin của kế toán quản trị liên quan đến việc quản lý trên từng bộ phận (phân xưởng, phòng ban) cho đến từng cá nhân có liên quan. Thì phạm vi thông tin của kế toán tài chính liên quan đến việc quản lý tài chính trên quy mô toàn doanh nghiệp.

+ Kỳ báo cáo, khi mà kế toán quản trị có kỳ lập báo cáo nhiều hơn: Quý, năm, tháng, tuần, ngày. Thì kế toán tài chính có kỳ lập báo cáo là: Quý, năm.

+ Tính bắt buộc theo luật định, nếu kế toán quản trị không có tính bắt buộc. Thì kế toán tài chính có tính bắt buộc theo luật định: Có nghĩa là sổ sách báo cáo của kế toán tài chính ở mọi doanh nghiệp đều phải bắt buộc thống nhất, nếu không đúng hoặc không hạch toán đúng chế độ thì báo cáo đó sẽ không được chấp nhận (tham khảo thêm về luật kế toán vừa ban hành).

kế toán quản trị

ACC PRO mong thông qua hai bài viết liên quan đến kế toán quản trị và kế toán tài chính doanh nghiệp có thể giúp bạn hiểu thêm những giá trị mà cả hai vị trí này đem lại cho sự phát triển của doanh nghiệp.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.