Kê khai thuế GTGT với hàng bán bị trả lại là việc không hiếm gặp với doanh nghiệp, tuy nhiên không phải kế toán của doanh nghiệp nào cũng có thể hiểu và thực hiện kê khai thuế giá trị gia tăng (GTGT) một cách đầy đủ với trường hợp này.

kê khai thuế GTGT

Hướng dẫn doanh nghiệp kê khai thuế GTGT đối với hàng bán bị trả lại theo đúng quy định của pháp luật

Tuy nhiên, trước khi tìm hiểu cách kê khai thuế đối với hàng hóa bị trả lại thì bạn phải nắm được khái niệm thuế giá trị gia tăng và hàng bán bị trả lại.

Trong đó, thuế giá trị gia tăng (GTGT) là loại thuế tính trên giá trị tăng thêm của hàng hoá, dịch vụ trong quá trình sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng. Tức là thuế GTGT sẽ đánh vào tất cả các giai đoạn của quá trình sản xuất kinh doanh. Từ khi còn là nguyên liệu thô cho đến các sản phẩm hoàn thành và cuối cùng là giai đoạn phân phối đến người tiêu dùng. Tuy nhiên, thuế GTGT chỉ tính trên phần giá trị tăng thêm của mỗi giai đoạn. Tổng số thuế GTGT thu được sẽ bằng số thuế tính trên giá bán cho người tiêu dùng cuối cùng.

Thuế giá trị gia tăng là loại thuế gián thu, tức người nộp thuế GTGT cho Nhà nước là do người sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ chịu thuế GTGT còn người chịu thuế GTGT là người tiêu thụ sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ cuối cùng. Các cơ sở sản xuất, kinh doanh chỉ đóng vai trò thu hộ tiền thuế GTGT của người tiêu dùng rồi nộp vào ngân sách nhà nước.

Còn về khái niệm cửa hàng bán bị trả lại thì bạn có thể hiểu cách đơn giản đây là các sản phẩm, hàng hoá đã được bán nhưng do sản phẩm, hàng hoá này vi phạm về phẩm chất, chủng loại, quy cách nên bị người mua trả lại cho người bán. Doanh thu hàng bán bị trả lại là một khoản giảm trừ doanh thu phát sinh trong kỳ. Cuối kỳ sẽ kết chuyển doanh thu hàng bán bị trả lại để xác định doanh thu thuần thực sự phát sinh trong kỳ.

kê khai thuế GTGT

Chi tiết về việc kê khai thuế GTGT với hàng hóa bị trả lại 

Mục đích của việc kê khai thuế GTGT với hàng hóa bị trả:Trong quá trình kinh doanh sẽ không tránh khỏi phát sinh những nghiệp vụ liên quan đến hàng bán bị trả lại. Nếu hàng không đạt yêu cầu trong hợp đồng, do vi phạm về phẩm chất, chủng loại, quy cách nên bị người mua trả lại cho doanh nghiệp bán thì doanh nghiệp bắt buộc phải nhận lại hàng đã tiêu thụ. Do vậy, việc hạch toán cũng như kê khai thuế GTGT của hàng bị trả lại rất quan trọng và DN cần tuân thủ đúng quy định để đảm bảo tránh lời giả lỗ thật trong quá trình hoạt động kinh doanh.

Điều luật quy định với cho việc kê khai thuế GTGT với hàng hóa bị trả: Căn cứ Điều 7 Luật Thuế GTGT số 13/2008/QH12, quy định giá tính thuế như sau: Đối với hàng hóa, dịch vụ do cơ sở sản xuất, kinh doanh bán ra là giá bán chưa có thuế GTGT. Đối với hàng hóa, dịch vụ chịu thuế tiêu thụ đặc biệt là giá bán đã có thuế tiêu thụ đặc biệt nhưng chưa có thuế GTGT. Giá tính thuế được xác định bằng đồng Việt Nam.

Theo quy định trên thì khi người bán đã xuất hóa đơn, người mua đã nhận hàng, nhưng sau đó người mua phát hiện hàng hóa không đúng quy cách, chất lượng phải trả lại toàn bộ hay một phần hàng hóa, khi xuất hàng trả lại cho người bán, cơ sở phải lập hóa đơn, trên hóa đơn ghi rõ hàng hóa trả lại người bán do không đúng quy cách, chất lượng, tiền thuế GTGT. Thì người bán phải lập hóa đơn khi bán hàng hóa, dịch vụ bao gồm các trường hợp hàng hoá, dịch vụ dùng để khuyến mại, quảng cáo, hàng mẫu, hàng hoá, dịch vụ dùng để cho, biếu, tặng, trao đổi, trả thay lương cho người lao động và tiêu dùng nội bộ (trừ hàng hoá luân chuyển nội bộ để tiếp tục quá trình sản xuất), xuất hàng hoá dưới các hình thức cho vay, cho mượn hoặc hoàn trả hàng hóa.

Nhưng trong trường hợp bên mua là đối tượng không có hoá đơn, khi trả lại hàng hóa, bên mua và bên bán phải lập biên bản ghi rõ loại hàng hoá, số lượng, giá trị hàng trả lại theo giá không có thuế GTGT theo đơn bán hàng (số hiệu, ngày tháng của hoá đơn), lý do trả hàng và bên bán thu hồi hoá đơn đã lập.

kê khai thuế GTGT

Doanh nghiệp cũng nên lưu ý đó là khi phát sinh hàng bán bị trả lại sẽ có hai thời điểm là trong cùng một kỳ và khác kỳ.

– Trong thời điểm khác kỳ thì hoá đơn xuất bán và hoá đơn trả lại hàng kê khai ở hai kỳ khác nhau. 

– Trong thời điểm trong kỳ chỉ phát sinh một hoá đơn trả lại (tức là chỉ có 1 hoá đơn trả lại, không có hoá đơn đầu ra, đầu vào khác). Như vậy, sẽ kê khai vào kỳ hiện tại. Và phải kê khai giảm doanh số và số thuế GTGT nên phải kê khai âm. Nếu trong kỳ phát sinh nhiều hoá đơn (tức là ngoài hoá đơn trả lại, công ty còn có nhiều hoá đơn đầu ra và đầu vào khác). Lúc này cần phải trừ số tiền doanh số và số thuế GTGT của hoá đơn trả lại.

Mọi thắc mắc về việc kê khai  thuế GTGT ở trên doanh nghiệp có thể nhanh chóng liên hệ với ACC PRO để được tư vấn và hỗ trợ kịp thời.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.