Cục Thuế thành phố Hà Nội đã có Công văn 63648/CTHN-TTHT năm 2023 trả lời về vấn đề hóa đơn thay thế có được áp dụng thuế suất thuế GTGT 8% không. Hãy theo dõi bài viết này của ACCPRO để có câu trả lời nhé!

thuế vat

Hoá đơn thay thế có được áp dụng thuế GTGT 8% theo công văn 64648/CTHN-TTHT

Căn cứ theo khản 2 Điều 19 Nghị định 123/2020/NĐ-CP quy định về xử lý hóa đơn có sai sót như sau:

Xử lý hóa đơn có sai sót

2. Trường hợp hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế hoặc hóa đơn điện tử không có mã của cơ quan thuế đã gửi cho người mua mà người mua hoặc người bán phát hiện có sai sót thì xử lý như sau:

b) Trường hợp có sai: mã số thuế; sai sót về số tiền ghi trên hóa đơn, sai về thuế suất, tiền thuế hoặc hàng hóa ghi trên hóa đơn không đúng quy cách, chất lượng thì có thể lựa chọn một trong hai cách sử dụng hóa đơn điện tử như sau:

b1) Người bán lập hóa đơn điện tử điều chỉnh hóa đơn đã lập có sai sót. Trường hợp người bán và người mua có thỏa thuận về việc lập văn bản thỏa thuận trước khi lập hóa đơn điều chỉnh cho hóa đơn đã lập có sai sót thì người bán và người mua lập văn bản thỏa thuận ghi rõ sai sót, sau đó người bán lập hóa đơn điện tử điều chỉnh hóa đơn đã lập có sai sót.

Hóa đơn điện tử điều chỉnh hóa đơn điện tử đã lập có sai sót phải có dòng chữ “Điều chỉnh cho hóa đơn Mẫu số… ký hiệu… số… ngày… tháng… năm”.

b2) Người bán lập hóa đơn điện tử mới thay thế cho hóa đơn điện tử có sai sót trừ trường hợp người bán và người mua có thỏa thuận về việc lập văn bản thỏa thuận trước khi lập hóa đơn thay thế cho hóa đơn đã lập có sai sót thì người bán và người mua lập văn bản thỏa thuận ghi rõ sai sót, sau đó người bán lập hóa đơn điện tử thay thế hóa đơn đã lập có sai sót.

Hóa đơn điện tử mới thay thế hóa đơn điện tử đã lập có sai sót phải có dòng chữ “Thay thế cho hóa đơn Mẫu số… ký hiệu… số… ngày… tháng… năm”.

Người bán ký số trên hóa đơn điện tử mới điều chỉnh hoặc thay thế cho hóa đơn điện tử đã lập có sai sót sau đó người bán gửi cho người mua (đối với trường hợp sử dụng hóa đơn điện tử không có mã của cơ quan thuế) hoặc gửi cơ quan thuế để cơ quan thuế cấp mã cho hóa đơn điện tử mới để gửi cho người mua (đối với trường hợp sử dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế).

thuế GTGT

Căn cứ công văn 2121/TCT-CS năm 2023 của Tổng cục Thuế hướng dẫn lập hóa đơn thực hiện Nghị định 15/2022/NĐ-CP.

Theo đó, trường hợp sau ngày 31/12/2022, doanh nghiệp mới phát hiện hóa đơn 8% đã lập có sai sót và phải lập hóa đơn điều chỉnh hoặc thay thế.

Tuy nhiên, nếu việc điều chỉnh hoặc thay thế không ảnh hưởng tới tiền hàng và thuế GTGT phải nộp hoặc điều chỉnh giá tính thuế thì hóa đơn điều chỉnh hoặc thay thế vẫn áp dụng thuế suất thuế thuế GTGT là 8%.

Nếu sai sót về số lượng hàng dẫn đến sai sót về tiền hàng và thuế GTGT phải nộp thì hóa đơn điều chỉnh hoặc thay thế phải áp dụng thuế suất theo quy định tại thời điểm điều chỉnh hoặc thay thế.

Đối tượng nào phải nộp thuế GTGT?

thuế GTGT

Theo khoản 2 Điều 2 Nghị định 209/2013/NĐ-CP quy định về người nộp thuế như sau:

Người nộp thuế

1. Người nộp thuế giá trị gia tăng là tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế giá trị gia tăng (sau đây gọi là cơ sở kinh doanh) và tổ chức, cá nhân nhập khẩu hàng hóa chịu thuế giá trị gia tăng (sau đây gọi là người nhập khẩu).

2. Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam mua dịch vụ (kể cả trường hợp mua dịch vụ gắn với hàng hóa) của tổ chức nước ngoài không có cơ sở thường trú tại Việt Nam, cá nhân ở nước ngoài là đối tượng không cư trú tại Việt Nam thì tổ chức, cá nhân mua dịch vụ là người nộp thuế, trừ trường hợp không phải kê khai, tính nộp thuế giá trị gia tăng quy định tại Điểm b Khoản 3 Điều này.

Quy định về cơ sở thường trú và cá nhân ở nước ngoài là đối tượng không cư trú tại Khoản này thực hiện theo quy định của pháp luật thuế thu nhập doanh nghiệp và pháp luật thuế thu nhập cá nhân.

Như vậy, trừ những đối tượng không phải kê khai, tính nộp thuế GTGT quy định tại khoản 3 Điều 2 Nghị định 209/2013/NĐ-CP, những đối tượng phải nộp thuế GTGT bao gồm:

Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT (sau đây gọi là cơ sở kinh doanh) và tổ chức, cá nhân nhập khẩu hàng hóa chịu thuế GTGT (sau đây gọi là người nhập khẩu).

Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh tại việt Nam mua dịch vụ của tổ chức nước ngoài nhưng tổ chức nước ngoài không có thường trú tại Việt Nam, cá nhân ở nước ngoài là đối tượng không cư trú tại Việt Nam thì tổ chức, cá nhân mua dịch vụ là người nộp thuế thì phải nộp GTGT.

Đại Lý Thuế ACCPRO

Bài viết trên đây là những thông tin mà Đại lý Thuế ACCPRO chia sẻ để giúp bạn biết được “hoá đơn thay thế có được áp dụng thuế GTGT 8%”. Nếu còn bất kỳ vướng mắc hay vấn đề nào còn chưa rõ cần được giải đáp, hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và hỗ trợ nhanh nhất nhé!   

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.