Hóa đơn đỏ không còn quá xa lạ với nhiều người tuy nhiên vẫn ít ai hiểu rằng loại hóa đơn này đặc biệt quan trọng với doanh nghiệp nhưng hiện nay tình trạng buôn bán trái phép hóa đơn đỏ đang khiến dư luận đặc biệt quan tâm, và quan tâm nhiều hơn khi hóa đơn điện tử xuất hiện.
Vậy bạn có biết hóa đơn đỏ là gì không ?? buôn bán trái phép có bị xử phạt gì nặng không ??
Nói một cách đơn giản thì hóa đơn đỏ là tên thường gọi của hóa đơn giá trị gia tăng hay hóa đơn VAT, đây được xem là một loại chứng từ do Bộ Tài chính phát hành hoặc doanh nghiệp tự in nếu đã đăng ký mẫu với cơ quan Thuế.
Vì trong hóa đơn đỏ đã thể hiện thông tin giá trị hàng bán dịch vụ cung cấp cho người mua, và thông tin người bán, người mua do bên cung cấp dịch vụ xuất, song song đó là căn cứ xác định số thuế cần nộp vào ngân sách nhà nước của doanh nghiệp. Theo đó, một số hoạt động, dịch vụ sau đây sẽ làm phát sinh hóa đơn đỏ như mua bán hàng hoá dịch vụ, sản phẩm nội địa, xuất khẩu hàng hoá, dịch vụ và vận tải trong nước và quốc tế…
Đặc biệt hơn nữa là hóa đơn đỏ còn được xem là căn cứ để doanh nghiệp kê khai, khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào cũng như đầu ra cũng như hạch toán chi phí sản xuất kinh doanh cho doanh nghiệp. Chính vì bắt nguồn từ lý do này mà hiện nay, nhiều doanh nghiệp cũng đã thực hiện mua bán hóa đơn đỏ nhằm bù trừ, cân đối giữa thuế VAT đầu vào và đầu ra để có thể hạn chế số tiền thuế VAT phải nộp cho cơ quan nhà nước.
Hiện nay hành vi mua bán này đang được diễn ra vô cùng phổ biến, tuy nhiên không phải doanh nghiệp hay cá nhân nào cũng nhận rõ những rủi ro từ việc mua bán hóa đơn đỏ này. Vì theo quy định pháp luật, việc mua bán hóa đơn VAT được xác định chính là hành vi vi phạm pháp luật.
Theo đó, người thực hiện hành vi mua bán hóa đơn đỏ có thể sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự cũng như về Tội mua bán trái phép hóa đơn đã được quy định tại Điều 203 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi 2017. Theo đó, căn cứ vào khoản c Điều 2 Thông tư liên tịch số 10/2013, việc mua bán trái phép hóa đơn, chứng từ thu nộp ngân sách nhà nước sẽ bao gồm các hành vi sau đây:
– Cố tình mua, bán hoá đơn nhưng chưa ghi nội dung hoặc ghi nội dung không đầy đủ, nhưng lại không chính xác theo quy định
– Cố tình mua, bán hoá đơn đã ghi nội dung, nhưng lại không có hàng hoá, dịch vụ kèm theo
– Cố tình mua, bán hoá đơn giả, hóa đơn chưa có giá trị sử dụng cũng như hóa đơn đã hết giá trị sử dụng, hóa đơn của cơ sở kinh doanh, dịch vụ khác để có thể hợp thức hóa hàng hóa, dịch vụ mua vào hoặc cấp cho khách hàng khi bán hàng hóa dịch vụ
– Cố tình mua, bán, và sử dụng hoá đơn có sự chênh lệch về giá trị hàng hoá, dịch vụ giữa các liên của hoá đơn.
Tuy nhiên, căn cứ theo khoản 1 Điều 203 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi 2017, hành vi mua bán trái phép hóa đơn đỏ chỉ cấu thành tội phạm nếu thuộc một trong các trường hợp dưới đây:
– Khi dạng phôi từ 50 số – dưới 100 số
– Khi hóa đơn, chứng từ đã ghi nội dung từ 10 số – dưới 30 số
– Khi doanh nghiệp thu lợi bất chính từ 30 – dưới 100 triệu đồng
Mức phạt dành cho tội mua bán trái phép hóa đơn đỏ được quy định cụ thể tại Điều 203 Bộ luật Hình sự (ACC PRO sẽ tư vấn kỹ hơn cho quý doanh nghiệp).
Tuy nhiên, quý doanh nghiệp nên chú ý vì có thể bị phạt tiền từ 50 – 200 triệu đồng, cũng như cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định từ 01 – 03 năm và cấm huy động vốn từ 01 – 03 năm.