Nhằm nâng cao trình độ quản lý cũng như công tác kế toán thuế cho hộ kinh doanh các cơ quan ban ngành đang cố gắng tạo ra nhiều lợi ích hơn nữa để mô hình này có thể tự tin đứng ra thành lập doanh nghiệp.

Tại sao nên tạo nhiều thuận lợi hơn để hộ kinh doanh đứng ra thành lập doanh nghiệp ??

Vì đến nay, trình độ quản trị kinh doanh đến từ các hộ kinh doanh là chưa cao, bên cạnh đó công tác kế toán thuế rất khác nhau và chưa có sự thống nhất nên dẫn đến khó khăn cho cơ quan thuế trong quản lý thuế đối với hộ kinh doanh.

Theo đó, tại thông tư số 88/2021/TT-BTC, ngày 11/10/2021 của Bộ Tài chính, có hướng dẫn chi tiết cho chế độ kế toán cho các hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh nhằm thúc đẩy mạnh mẽ hơn nữa mô hình này lên thành doanh nghiệp.

Có thể bạn không biết nhưng hầu hết các quốc gia trên thế giới hiên nay chỉ xác định 2 loại chủ thể pháp luật là cá nhân và pháp nhân. Trong khi đó tại nước ta, do điều kiện lịch sử nên có thêm thành phần là hộ kinh doanh.

Nhưng tính đến nay, Việt Nam đã có khoản 1,6 triệu hộ kinh doanh có đăng ký kinh doanh và 3,4 triệu hộ kinh doanh hiện vẫn chưa đăng ký kinh doanh. Trong khi đó tại Nhật Bản, không có loại hình hộ kinh doanh mà là kinh doanh cá nhân có chế độ kế toán và sổ sách rất đơn giản, linh hoạt. Tất nhiên với loại hình này, Nhật Bản không bắt buộc phải đăng ký kinh doanh và được tự do kinh doanh nhưng phải báo cáo với cục thuế để đưa ra mức thuế phù hợp.

Trong khi đó, hộ kinh doanh vẫn luôn là vấn đề khiến các nhà quản lý đau đầu, vì không biết phải làm thế nào để quản lý cũng như thu thuế và thúc đẩy họ tiến lên thành doanh nghiệp. Chưa kể luật doanh nghiệp hiện nay có doanh nghiệp tư nhân hay còn gọi là doanh nghiệp một chủ hay doanh nghiệp cá thể. Nên một khi đưa thêm quy định pháp lý cho hộ kinh doanh cá thể sẽ biến thành thách thức lớn vì phải sửa đổi Luật doanh nghiệp để giải trình về sự khác biệt giữa hình thức doanh nghiệp tư nhân hiện tại với hình thức doanh nghiệp là hộ kinh doanh cá thể. Không chỉ vậy nếu đưa hộ kinh doanh vào Luật doanh nghiệp còn gây khó khăn, tốn kém hơn cho các hộ kinh doanh tại vùng sâu, vùng xa.

hộ kinh doanh

Trong khi đó nhiều hộ kinh doanh lo ngại khi chuyển lên thành doanh nghiệp sẽ bị quản lý kế toán, sổ sách và đóng bảo hiểm hay bị thanh tra, kiểm tra. Chính vì thế, cơ quan thuế ngày càng khó kiểm soát tình hình thu chi cũng như áp dụng các chính sách ưu đãi về thuế cho hộ kinh doanh.

Giải pháp để hộ kinh doanh đứng ra thành lập doanh nghiệp

Theo các chuyên gia kinh tế, bên cạnh việc đưa ra cơ chế pháp để quản lý loại hình hộ kinh doanh thì phải có thêm cơ chế để giúp các hộ kinh doanh hoạt động thuận lợi hơn từ đó góp phần thúc đây hộ kinh doanh lên thành doanh nghiệp. 

Do đó, để có thể giúp quá trình thúc đẩy các hộ kinh doanh chuyển đổi lên doanh nghiệp, Chính phủ đã đồng hành cùng doanh nghiệp bằng cách để Bộ Tài chính ban hành Thông tư số 88/2021/TT-BTC về hướng dẫn chế độ kế toán cho các hộ kinh doanh.

Vì chính sách thuế quy định hộ kinh doanh xác định nghĩa vụ thuế thu nhập cá nhân và thuế GTGT theo tỷ lệ doanh thu nên hộ kinh doanh không cần mở các tài khoản kế toán hay lập báo cáo tài chính như doanh nghiệp mà chỉ làm sổ kế toán để theo dõi doanh thu, tiền lương, thu chi cũng như hàng hóa dịch vụ mua vào.

hộ kinh doanh

Ngoài ra, căn cứ theo thông tư số 88/2021/TT-BTC quy định rõ, hộ kinh doanh hiện không thuộc diện phải thực hiện chế độ kế toán nhưng nếu có nhu cầu sẽ được khuyến khích áp dụng. Bên cạnh đó thông tư số 88/2021/TT-BTC ra đời còn để thay thế cho Quyết định số 169-2000/QĐ-BTC thì hộ kinh doanh nên chuyển sang mô hình doanh nghiệp siêu nhỏ để được hưởng những chính sách dành cho doanh nghiệp hay vẫn giữ nguyên là hộ kinh doanh.

Có thể nói thông tư số 88/2021 vô cùng phù hợp khi có thể giúp các cá nhân và tổ chức tự do kinh doanh theo đúng quy định của pháp luật. Vì hộ kinh doanh và doanh nghiệp dù khác nhau bao nhiêu cũng phải có một tiêu chuẩn nền tảng hay một mặt bằng cơ sở hợp lý riêng.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.