Dù quy định đã được triển khai từ rất lâu nhưng có vẻ các hộ kinh doanh vẫn không mặn mà với việc thành lập doanh nghiệp, tại sao vậy ??

Sao mà mặn mà cho được khi chỉ cần chuyển từ hộ kinh doanh sang doanh sang thành lập doanh nghiệp, mặc dù quy mô kinh doanh không thay đổi, ngay lập tức phải mở tới 37 loại sổ kế toán. Đó là chưa kể Luật Hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ có nhiều chính sách hỗ trợ hộ kinh doanh chuyển đổi thành doanh nghiệp, nhưng sau hơn 5 năm luật đi vào cuộc sống thì nhiều hộ kinh doanh vẫn không muốn lên làm “giám đốc”.

Tại sao hộ kinh doanh không mặn mà với việc thành lập doanh nghiệp ??

thành lập doanh nghiệp

Có thể bạn không biết những chính những trung tâm kinh tế lớn của cả nước, đáng ra số lượng hộ kinh doanh chuyển thành doanh nghiệp phải nhiều hơn, nhưng thực tế hộ kinh doanh không “thiết tha”, “mặn mà” làm chủ doanh nghiệp. Đánh giá về thực trạng này thì theo Luật Hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ, khi chuyển thành mô hình doanh nghiệp, hộ kinh doanh được tư vấn, hướng dẫn miễn phí về hồ sơ, thủ tục thành lập doanh nghiệp; miễn lệ phí đăng ký doanh nghiệp và phí cung cấp thông tin doanh nghiệp lần đầu; miễn phí thẩm định, phí, lệ phí cấp phép kinh doanh lần đầu đối với ngành, nghề kinh doanh có điều kiện; miễn lệ phí môn bài 3 năm; tư vấn, hướng dẫn miễn phí về các thủ tục hành chính thuế và chế độ kế toán trong thời hạn 3 năm; miễn, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp và tiền sử dụng đất có thời hạn.

Dường như có sự lúng túng trong các cơ chế khuyến khích hộ kinh doanh hiện nay đang thu hút khoảng 9 triệu lao động thì tuyệt đại đa số không phải đóng thuế hoặc nộp thuế khoán với số thuế “tượng trưng” nên chính sách miễn, giảm thuế không hấp dẫn. Hiếm có hộ kinh doanh nào được thuê đất của Nhà nước nên chính sách miễn, giảm tiền thuê đất cũng không hữu dụng. Còn thuế (lệ phí môn bài) hàng năm doanh nghiệp vừa và nhỏ phải đóng rất thấp nên có miễn hay không cũng không có nhiều tác dụng.

Dù trong thời gian vừa qua có rất nhiều chính sách hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ, mặc dù hộ kinh doanh về bản chất là doanh nghiệp siêu nhỏ nhưng không có cách gì để hỗ trợ đối tượng này, ngay cả trong đại dịch Covid-19 trong khi từ trung ương đến địa phương đâu đâu cũng tìm cách hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua khó khăn, có cả trăm cuộc hội thảo, tọa đàm được tổ chức để tìm cách hỗ trợ doanh nghiệp nhưng hầu như hộ kinh doanh không được đề cập đến mặc dù cùng với hộ kinh tế gia đình, khu vực hộ kinh doanh đóng góp tới 30% GDP, còn cao hơn cả khu vực doanh nghiệp nhà nước và trong thời gian tới, khu vực kinh tế hộ vẫn giữ vai trò vô cùng quan trọng trong nền kinh tế quốc dân vì chương trình tái cơ cấu doanh nghiệp diễn ra không đạt mục tiêu do đại dịch Covid-19.

Hộ kinh doanh muốn được đối xử bình đẳng dù không thành lập doanh nghiệp

Trên thực tế, hộ kinh doanh cũng được đăng ký kinh doanh, mở chi nhánh, văn phòng đại diện tại một địa điểm hoặc tại nhiều địa điểm trong và ngoài nước như doanh nghiệp tư nhân, chỉ không có tư cách pháp nhân nên không được tham gia vào hoạt động xuất, nhập khẩu. Trong khi đó, nếu thành lập doanh nghiệp thì hộ phải chịu rất nhiều ràng buộc, tốn nhiều thời gian, nhân lực và chi  phí như buộc phải duy trì sổ sách kế toán; phải có bộ máy kế toán, thủ quỹ chuyên nghiệp, không được hoạt động kiêm nhiệm.

Hình thức hộ kinh doanh hộ có lợi nhờ sự đơn giản trong quá trình thành lập và hoạt động, trong đó quy định về đăng ký, chế độ kế toán, báo cáo, thuế và nghĩa vụ thuế, trách nhiệm an sinh xã hội nhìn chung đơn giản hơn rất nhiều so với doanh nghiệp. Trong quá trình hoạt động, hộ kinh doanh chỉ cần từ 2 đến 6 loại sổ kế toán bắt buộc trong khi nếu thành lập doanh nghiệp, mặc dù quy mô kinh doanh không có gì thay đổi, ngay lập tức phải mở tới 37 loại sổ kế toán. Và đa phần hộ kinh doanh lựa chọn hình thức nộp thuế khoán không chỉ giảm được thời gian và chi phí trong việc thực hiện các thủ tục để nộp thuế mà còn tạo điều kiện để chủ hộ và cán bộ thuế thỏa thuận “ngầm” với nhau về doanh thu và mức thuế khoán bao giờ cũng thấp hơn mức thuế phải nộp rất nhiều.

thành lập doanh nghiệp

Đại dịch Covid-19 khiến doanh nghiệp điêu đứng, hộ kinh doanh còn điêu đứng hơn trong khi kinh doanh ai cũng muốn lớn mạnh, muốn làm ăn đàng hoàng, có tư cách pháp nhân nên khát vọng trở thành doanh nghiệp rất lớn trong mỗi cá nhân kinh doanh, vì vậy cần phải có cơ chế, chính sách hữu hiệu hơn mới khuyến khích được hộ kinh doanh thành lập doanh nghiệp. Còn trong lúc chưa sửa được Luật Hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ thì cần phải đói xử với hộ kinh doanh bình đẳng như doanh nghiệp.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.