Dịch bệnh ảnh hưởng nghiêm trọng đến hầu hết các doanh nghiệp vừa và nhỏ nhưng may mắn nhà nước vẫn luôn giúp đỡ và tạo mọi điều kiện để khôi phục kinh tế cho hầu hết những đơn vị này, tuy nhiên hộ kinh doanh không đóng thuế thì có được hỗ trợ hay không vẫn là câu hỏi mà nhiều tiểu thương nhỏ đang chờ được giải đáp.
Vậy hộ kinh doanh không đóng thuế thì có được hỗ trợ hay không ??
Không ít hộ kinh doanh cửa hàng ăn uống trên cả nước có giấy phép kinh doanh nhưng không đóng thuế. Do tình hình dịch COVID-19 nhiều hộ phải đóng cửa hàng. Câu hỏi mà những hộ kinh doanh này đặt ra là họ có thuộc diện được hỗ trợ khó khăn không trong mùa dịch này như những doanh nghiệp vừa và nhỏ khác hay không ??
Trả lời câu hỏi này, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội đã Căn cứ Điều 35 Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg ngày 07/7/2021 của Thủ tướng Chính phủ quy định quy định về việc thực hiện một số chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch COVID-19, quy định:
“Điều 35. Đối tượng, điều kiện hỗ trợ
Hộ kinh doanh được hỗ trợ khi có đủ các điều kiện sau:
1. Có đăng ký kinh doanh, đăng ký thuế.
2. Phải dừng hoạt động từ 15 ngày liên tục trở lên trong thời gian từ ngày 01 tháng 5 năm 2021 đến ngày 31 tháng 12 năm 2021 theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền để phòng, chống dịch COVID-19.”
Có thể thấy trong Quyết định 23/2021/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ không quy định điều kiện hộ kinh doanh “có đóng thuế hay không đóng thuế”. Đối chiếu với quy định trên, nếu trường hợp các hộ kinh doanh có đăng ký kinh doanh, đăng ký thuế, phải dừng hoạt động từ 15 ngày liên tục trở lên trong thời gian từ ngày 01 tháng 5 năm 2021 đến ngày 31 tháng 12 năm 2021 theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền để phòng, chống dịch COVID-19 thì đủ điều kiện hỗ trợ theo quy định tại Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.
Theo đó các hộ kinh doanh kể trên nên nhanh chóng liên hệ với UBND xã nơi đăng ký hoạt động kinh doanh để được hướng dẫn nộp hồ sơ theo quy định.
Quy định về hộ kinh doanh không đóng thuế cho ai cần
Theo quy định thì hộ kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán tức là khi hộ kinh doanh có phát sinh doanh thu từ kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thuộc tất cả các lĩnh vực, ngành nghề sản xuất, kinh doanh trừ cá nhân kinh doanh hướng dẫn tại Điều 3, Điều 4 và Điều 5 Thông tư 92/2015/TT-BTC này.
Tuy nhiên với hộ kinh doanh cps mức doanh thu 100 triệu đồng/năm trở xuống không phải nộp thuế thu nhập cá nhân là doanh thu tính thuế thu nhập cá nhân hộ kinh doanh của năm.
Ngoài ra, hộ kinh doanh nộp thuế khoán kinh doanh không trọn năm (không đủ 12 tháng trong năm dương lịch) bao gồm: cá nhân mới ra kinh doanh; cá nhân kinh doanh thường xuyên theo thời vụ; cá nhân ngừng/nghỉ kinh doanh thì mức doanh thu 100 triệu đồng/năm trở xuống để xác định cá nhân không phải nộp thuế giá trị gia tăng, không phải nộp thuế thu nhập cá nhân là doanh thu tính thuế thu nhập cá nhân của một năm (12 tháng); doanh thu tính thuế thực tế để xác định số thuế phải nộp trong năm là doanh thu tương ứng với số tháng thực tế kinh doanh.
Trường hợp hộ kinh doanh nộp thuế khoán đã được cơ quan thuế thông báo số thuế khoán phải nộp, nếu kinh doanh không trọn năm thì cá nhân được giảm thuế khoán phải nộp tương ứng với số tháng ngừng/nghỉ kinh doanh trong năm.
ACC PRO hy vọng những thông tin trên phần nào giúp được các hộ kinh doanh đang gặp khó khăn vì dịch bệnh dù không đóng thuế cũng có thể được nhận hỗ trợ nhanh nhất từ cơ quan nhà nước.