Việc khắc và sử dụng con dấu là nghĩa vụ của doanh nghiệp khi mới thành lập. Hộ kinh doanh cá thể cũng được xem như là một là một loại hình kinh doanh. Tuy nhiên không phải con dấu nào hộ kinh doanh cá thể cũng có thể sử dụng như một doanh nghiệp. Vậy hộ kinh doanh cá thể có cần con dấu không?
Con dấu là gì?
Con dấu bao gồm 2 loại:
- Con dấu mang tính pháp lý chẳng hạn như con dấu của tổ chức có tư cách pháp nhân, con dấu của các cơ quan nhà nước…;
- Con dấu không có tính pháp lý như là dấu sao y bản chính, dấu đã thu tiền/chưa thu tiền, dấu chức danh…
Con dấu được sử dụng để đóng trên văn bản của các cơ quan, tổ chức nhằm mục đích xác nhận tính pháp lý hoặc xác nhận tình trạng cụ thể của từng loại văn bản.
Ví dụ:
- Con dấu doanh nghiệp (tổ chức có tư cách pháp nhân) được dùng để đóng trên hợp đồng nhằm xác định tính pháp lý của hợp đồng đó;
- Con dấu với nội dung “Đã thu tiền” được dùng để đóng trên phiếu thu, phiếu thanh toán nhằm xác nhận tình trạng thanh toán của khách hàng.
HỘ KINH DOANH CÁ THỂ CÓ CON DẤU KHÔNG?
Hộ kinh doanh cá thể có con dấu không?
1. Hộ kinh doanh có tư cách pháp nhân không?
Tư cách pháp nhân là tư cách của 1 tổ chức được nhà nước công nhận để có thể độc lập thực hiện quyền, nghĩa vụ và chịu trách nhiệm trước pháp luật. Trong đó, 1 trong những điều kiện để được công nhận tư cách pháp nhân là phải có tài sản độc lập với cá nhân và những pháp nhân khác. Đó là lý do hộ kinh doanh không có tư cách pháp nhân bởi các thành viên hộ gia đình đều phải chịu trách nhiệm vô hạn đối với mọi hoạt động kinh doanh của hộ.
2. Hộ kinh doanh có cần con dấu không?
Vì hộ kinh doanh không có tư cách pháp nhân nên không được sử dụng con dấu pháp nhân trong các hoạt động kinh doanh của hộ.
Trên thực tế, nhiều hộ kinh doanh vẫn có thể sử dụng con dấu để cung cấp thông tin của hộ đến với các đối tác kinh doanh nhưng con dấu của hộ kinh doanh thuộc loại không có tính pháp lý. Đồng nghĩa, con dấu của hộ kinh doanh không được sử dụng để thực hiện các chức năng trong giao dịch, ký kết như con dấu của pháp nhân.
Quy định về sử dụng con dấu đối với hộ kinh doanh
Căn cứ theo khoản 1 Điều 49 Nghị định số: 43/2010/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp quy định như sau: về đăng ký doanh nghiệp quy định. Các cá nhân, nhóm cá nhân hay hộ gia đình làm chủ thì chỉ được sử dụng 10 lao động, chỉ được đăng kí một địa điểm kinh doanh, chịu trách nhiệm toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh.
Do vậy, hộ kinh doanh cá thể sẽ không được phép làm con dấu pháp nhân như các hình thức doanh nghiệp khác theo quy định của pháp luật. Nếu hộ kinh doanh tự khắc dấu và sử dụng dấu tròn trong công tác hay giao dịch nội bộ thì đều vi phạm pháp luật và có thể bị cơ quan có thẩm quyền xử lí hành chính.
Tuy nhiên, các hộ kinh doanh vẫn có thể sử dụng con dấu vuông, dấu chữ ký, dấu logo nhằm mục đích thay thế phần thông tin, thay thế phần chữ ký hay cung cấp thông tin mà dấu tròn thể hiện tư cách pháp nhân như doanh nghiệp.
Căn cứ những điều trên, có kết luận rằng hộ gia đình không đủ kiều kiện có tư cách pháp nhân nên không được sử dụng con dấu riêng của mình. Nhưng đối với hộ kinh doanh có thể sử dụng con dấu nhằm mục đích cung cấp những thông tin bao gồm địa chỉ, logo, chữ ký phục vụ cho mục đích cung cấp thông tin và thay thế phần thông tin của hộ kinh doanh.
Mẫu con dấu sử dụng trong hộ kinh doanh cá thể
Con dấu của hộ kinh doanh gồm 3 thông tin cơ bản như sau:
- Tên của hộ đăng ký kinh doanh
- Mã số thuế được cấp của hộ kinh doanh
- Địa chỉ của hộ kinh doanh
Cách đóng dấu đối với hộ kinh doanh cá thể
Cách sử dụng con dấu trong hộ kinh doanh cá thể được quy định như sau:
- Con dấu phải được đóng rõ ràng, đúng chiều, ngay ngắn và phải dùng đúng mực dấu màu đỏ theo quy định của pháp luật.
- Dấu đóng khi đóng dấu lên chữ ký phải trùm lên ⅓ chữ ký hướng về phía bên trái.
- Đối với các văn bản ban hành kèm theo văn bản chính hoặc phụ lục: con dấu sẽ đóng lên trang đầu, trùm lên một phần tên tổ chức, cơ quan hoặc tiêu đề phụ lục.
- Người đứng đầu cơ quan, tổ chức sẽ quyết định việc đóng dấu giáp lai, dấu treo hay đóng dấu nổi trên văn bản giấy.
- Dấu giáp lai sẽ được đóng ở mép phải của phụ lục văn bản hoặc văn bản, trùm lên một phần của các tờ giấy; quy định mỗi dấu đóng chỉ được tối đa 5 tờ văn bản.
Mục đích sử dụng con dấu cho hộ kinh doanh cá thể
- Nhà nước không yêu cầu hộ kinh doanh cá thể phải có con dấu. Tuy nhiên khi hộ kinh doanh có nhu cầu xuất hóa đơn bán hàng mua tại cơ quan thuế quản lý thì cần thực hiện con dấu mã số thuế để đóng vào hóa đơn theo quy định.
- Khi sử dụng con dấu hộ kinh doanh cá thể thì mã số thuế trên hóa đơn cần đóng ngay tại thông tin của bên bán hàng.
Trên đây là lời giải đáp cho câu hỏi “hộ kinh doanh có cần con dấu không?” mà ACCPRO chia sẻ đến bạn. Hy vọng bài viết này sẽ giúp bạn có thêm những thông tin bổ ích cho công việc của mình. Nếu bạn còn thắc mắc gì cần ACCPRO tư vấn và giải đáo thêm thì đừng ngại liên hệ ngay nhé.