Với hàng hóa, dịch vụ được giảm thuế GTGT theo quy định mới nhất của Chính Phủ thì bắt buộc doanh nghiệp phải lập hóa đơn riêng nếu không có thì sẽ không được giảm.

giảm thuế GTGT

Tại sao phải lập hóa đơn riêng cho hàng hóa, dịch vụ được giảm thuế GTGT theo quy định ??

Vấn đề này bắt nguồn từ những trường hợp thực tế mà khách hàng của ACC PRO đã gặp, cụ thể thì doanh nghiệp này đang kinh doanh đại lý ô tô cũng như bảo dưỡng, sửa chữa ô tô và xe có động cơ khác. Nhưng hiện tại, công ty đang sử dụng mẫu hóa đơn mà trên ấy có nhiều loại thuế suất khác nhau từ 0% đến 5%, 10%.

Doanh nghiệp trên có thắc mắc cần tư vấn đó là: “Nếu theo quy định tại Nghị định số 15/2022/NĐ-CP, thi doanh nghiệp này có cần tách thành hai hóa đơn không ? trong đó cho hàng hóa được hưởng mức thuế suất 8% và hóa đơn còn lại cho hàng hóa không được giảm thuế?”. Doanh nghiệp này còn đề xuất được xuất hóa đơn đầu ra của dịch vụ bên mình với mức thuế suất chung là 8% thì có được không?

ACC PRO xin được trả lời thắc mắc trên cũng như vấn đề được đưa ra ở đầu bài như sau: Về nhóm đối tượng được giảm thuế GTGT, thì căn cứ tại Khoản 1, Điều 1 Nghị định số 15/2022/NĐ-CP của Chính phủ quy định có  chính sách miễn, giảm thuế theo Nghị quyết số 43/2022/QH15 của Quốc hội thì ngoài nhóm hàng hóa, dịch vụ đang áp dụng mức thuế suất 10% ra thì trừ những nhóm hàng hóa, dịch vụ dưới đây thì không:

  • Viễn thông, hoạt động tài chính, ngân hàng cũng như chứng khoán, bảo hiểm, kinh doanh bất động sản, kim loại và sản phẩm từ kim loại đúc sẵn, sản phẩm khai khoáng (không kể khai thác than), than cốc, dầu mỏ tinh chế, sản phẩm hoá chất. Chi tiết tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này.
  • Sản phẩm hàng hóa và dịch vụ chịu thuế tiêu thụ đặc biệt. 
  • Công nghệ thông tin theo pháp luật về công nghệ thông tin. 

giảm thuế GTGT

Còn trong trường hợp hàng hóa, dịch vụ được nêu tại các Phụ lục I, II và III ban hành kèm theo Nghị định này sẽ thuộc vào nhóm đối tượng không chịu thuế GTGT hay đối tượng chịu thuế GTGT 5% theo quy định của Luật Thuế GTGT thì khi thực hiện theo quy định của Luật Thuế GTGT và sẽ không được giảm thuế GTGT”.

Ngoài ra, tại Khoản 4, Điều 1 Nghị định số 15/2022/NĐ-CP còn có quy định: Cơ sở kinh doanh phải lập hóa đơn riêng cho hàng hóa, dịch vụ được giảm thuế GTGT nhưng nếu cơ sở kinh doanh đó không lập hóa đơn riêng cho hàng hóa, dịch vụ được giảm thuế GTGT thì không được giảm thuế GTGT theo quy định.

Như vậy, chúng ta có thể căn cứ các quy định trên rồi đối chiếu với trường hợp của doanh nghiệp đang kinh doanh đại lý ô tô thì để có thể được giảm thuế GTGT theo quy định của Nghị định số 15/2022/NĐ-CP doanh nghiệp cần thực hiện ngay những việc sau:

– Doanh nghiệp phải ngay lập tức lập hóa đơn riêng cho hàng hóa, dịch vụ được giảm thuế GTGT. Trong trường hợp doanh nghiệp không lập hóa đơn riêng cho hàng hóa, dịch vụ được giảm thuế GTGT thì không được giảm thuế GTGT.

– Khi doanh nghiệp cho xuất hóa đơn đối với các sản phẩm hàng hóa và dịch vụ không nằm trong các Phụ lục I, II và III ban hành kèm theo Nghị định số 15/2022/NĐ-CP thì doanh nghiệp được giảm thuế GTGT từ 10% xuống 8%, từ ngày 1/2/2022 đến hết ngày 31/12/2022 (điểm này thì không phân biệt thuế suất thuế GTGT đầu vào của sản phẩm hàng hóa và dịch vụ).

Sau cùng chính là trường hợp doanh nghiệp đã ký hợp đồng cung cấp dịch vụ có thu tiền trước hoặc trong khi cung cấp dịch vụ doanh nghiệp đã lập hóa đơn tại thời điểm thu tiền trước ngày 1/2/2022 với thuế suất 10% nhưng dịch vụ lại hoàn thành trong thời gian từ ngày 1/2/2022 đến hết ngày 31/12/2022 thì phần tiền đã lập hóa đơn trước ngày 1/2/2022 sẽ không thuộc trường hợp áp dụng chính sách giảm thuế GTGT còn đối với phần tiền còn lại chưa thanh toán và được lập hóa đơn từ ngày 1/2/2022 đến hết ngày 31/12/2022 thì theo quy định của pháp luật sẽ được áp dụng chính sách giảm thuế GTGT.

giảm thuế GTGT

Nếu doanh nghiệp có bất kỳ thắc mắc nào về những vấn đề tương tự như trên, liên hệ ACC PRO ngay để được tư vấn cũng như hỗ trợ nhất có thể nhé.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.