Để hợp pháp hóa các ngành nghề kinh doanh có điều kiện khi doanh nghiệp đăng ký kinh doanh các ngành nghề này, cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ cấp giấy phép chứng nhận doanh nghiệp đáp ứng đủ điều kiện để kinh doanh ngành nghề đó – thường gọi chung là “giấy phép con”. Vậy trường hợp nào cần xin? Hồ sơ & thủ tục đăng ký giấy phép kinh doanh/giấy phép con thế nào? 

giấy phép con

Giấy phép con, giấy phép kinh doanh là gì?

Theo khoản 1 Điều 7 Luật Đầu tư 2020 ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện là ngành, nghề mà việc thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh trong ngành, nghề đó phải đáp ứng điều kiện cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng.

Khi thành lập các doanh nghiệp được phép đăng ký kinh doanh mọi ngành nghề mà mình mong muốn trừ các ngành bị cấm kinh doanh theo quy định của pháp luật hiện hành.

Ngoài ra khi doanh nghiệp kinh doanh những ngành nghề kinh doanh có điều kiện phải phải đáp ứng các điều kiện mà pháp luật quy định, phải hoàn tất các hồ sơ, thủ tục theo quy định của pháp luật để xin cấp giấy chứng nhận doanh nghiệp đủ điều kiện kinh doanh ngành nghề này hay còn gọi là xin giấy phép con.

Như vậy, khi cá nhân, doanh nghiệp, hộ gia đình hợp tác xã kinh doanh ngành nghề kinh doanh có điều kiện thì phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện và tiến hành xin giấy phép con theo quy định của pháp luật.

giấy phép con

Đặc điểm của giấy phép con, giấy phép kinh doanh

Giấy phép kinh doanh sẽ mang những đặc điểm, tính chất sau đây:

  • Là văn bản được cấp bởi các cơ quan chức năng có thẩm quyền (tùy từng lĩnh vực mà cơ quan cấp sẽ khác nhau) và được cấp sau giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;
  • Là văn bản bắt buộc phải có đối với các doanh nghiệp kinh doanh ngành, nghề có điều kiện;
  • Đối với mỗi ngành, nghề khác nhau, điều kiện và quy định để được cấp giấy phép con cũng sẽ khác nhau;
  • Thông thường hầu hết các giấy phép con đều có thời hạn sử dụng, doanh nghiệp buộc phải làm thủ tục gia hạn hoặc cấp mới thì mới có thể tiếp tục hoạt động kinh doanh.

Bên cạnh đó, giấy phép con sẽ được cấp dưới một trong các hình thức sau: giấy phép, giấy chứng nhận, chứng chỉ hoặc văn bản xác nhận/chấp thuận.

Lưu ý: 

Các ngành nghề kinh doanh có điều kiện là những ngành, nghề mà trong quá trình kinh doanh, sản xuất có khả năng tác động trực tiếp đến các vấn đề như an ninh quốc phòng, đạo đức xã hội, trật tự an toàn xã hội và sức khỏe của cộng đồng. Vì thế các ngành nghề này phải được ràng buộc bởi các điều kiện cụ thể. Bạn có thể xem chi tiết về các ngành nghề đầu tư, kinh doanh có điều kiện tại Phụ lục IV, Luật Đầu tư 2020.

Những trường hợp cần xin giấy phép con

Từ nội dung đã đề cập bên trên, cá nhân/doanh nghiệp/hộ kinh doanh/hợp tác xã cần tiến hành xin giấy phép con khi:

  • Thực hiện hoạt động kinh doanh, đầu tư vào các ngành nghề có điều kiện theo quy định của pháp luật;
  • Giấy phép con hết hiệu lực hoặc bị mất thì cũng phải yêu cầu gia hạn hoặc cấp mới. 

Tuy nhiên để xin giấy phép kinh doanh, bạn cần đảm bảo đáp ứng đúng và đủ điều kiện đối với ngành nghề đó trong suốt quá trình hoạt động (điều kiện về cơ sở vật chất, bằng cấp, nhân sự…). Bên cạnh đó, bạn cũng cần có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh trước khi xin giấy phép con.

Bạn có thể tham khảo dịch vụ làm giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh tại Anpha với chi phí chỉ 250.000 đồng, thời gian hoàn thành trong 4 ngày làm việc. Ngoài ra, bạn cũng có thể lựa chọn dịch vụ nhanh để nhận ngay giấy đăng ký kinh doanh và con dấu trong vòng 24 giờ.

giấy phép con

1. Hồ sơ xin giấy phép con, giấy phép kinh doanh

Hồ sơ đăng ký làm giấy phép con cơ bản sẽ bao gồm:

  1. Đơn đề nghị cấp giấy phép kinh doanh có điều kiện;
  2. Bản sao giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;
  3. Bản điều lệ công ty;
  4. Bản phương án kinh doanh dự kiến;
  5. Thông tin/Bản sao hợp lệ CMND/CCCD/hộ chiếu của người đứng đầu doanh nghiệp/thành viên góp vốn/cổ đông sáng lập;
  6. Giấy tờ chứng minh trình độ nghiệp vụ và kinh nghiệm đối với lĩnh vực hoạt động của những người trực tiếp điều hành doanh nghiệp;
  7. Các giấy tờ pháp lý khác đối với từng ngành nghề cụ thể.

Lưu ý:

  • Trên đây chỉ là bộ hồ sơ xin giấy phép con cơ bản của tất cả các ngành nghề. Đối với các ngành, nghề khác nhau sẽ có những yêu cầu về thông tin và giấy tờ riêng
  • Căn cứ vào quy mô, loại hình hoạt động mà các thông tin và giấy tờ cần chuẩn bị sẽ thay đổi
  • Trong một số trường hợp, bộ hồ sơ xin cấp giấy phép con sẽ được yêu cầu bổ sung một hoặc một số loại giấy phép con khác.

2. Thủ tục xin giấy phép con, giấy phép kinh doanh

Với mỗi ngành nghề khác nhau sẽ có những điều kiện, yêu cầu khác nhau về các bước nộp hồ sơ cũng như thời gian kiểm duyệt.

Ví dụ:
Xin giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế

  • Nộp hồ sơ trực tiếp đến Tổng cục Du lịch trực thuộc Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch;
  • Thời hạn giải quyết hồ sơ trong vòng 10 – 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ.

Xin giấy phép phòng cháy chữa cháy

  • Nộp hồ sơ tại Cục Cảnh sát PCCC thuộc Bộ Công an hoặc Phòng Cảnh sát PCCC;
  • Thời hạn giải quyết từ 5 – 15 ngày làm việc kể từ ngày nộp hồ sơ hợp lệ.

Xin giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm

  • Nộp hồ sơ tại Bộ Công thương, Bộ Y tế hoặc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (tùy vào lĩnh vực kinh doanh);
  • Thời hạn giải quyết hồ sơ trong vòng 15 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ.
Đại Lý Thuế ACCPRO

Trên đây là những thông tin về “giấy phép con là gì? thủ tục xin giấy phép con” mà ACCPRO chia sẻ đến bạn. Hy vọng bài viết này sẽ giúp bạn có thêm những thông tin bổ ích cho công việc của mình. Nếu bạn còn thắc mắc gì cần ACCPRO tư vấn và giải đáp thêm thì đừng ngại liên hệ ngay nhé.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.