Có lẽ việc giảm thuế GTGT mang lại niềm vui lớn cho các doanh nghiệp khi sức mua tăng lên đáng kể so với trước đó.

Rõ ràng việc giảm thuế GTGT sẽ kích cầu, người dân tiêu dùng nhiều hơn nhờ giá hàng hóa, dịch vụ giảm tương ứng. Điều này sẽ góp phần hỗ trợ hoạt động sản xuất kinh doanh, giúp doanh nghiệp và nền kinh tế sớm phục hồi.

giảm thuế GTGT

Người tiêu dùng được lợi khi nhà nước giảm thuế GTGT

Phần lớn người dân TP.HCM rất mừng khi nghe tin Chính phủ đề xuất giảm thuế GTGT từ 10% xuống 8% đối với nhiều nhóm hàng hóa, dịch vụ.  Vì khi nhẩm tính chi phí hằng tháng cho gia đình 5 người gồm 3 người lớn và 2 con nhỏ, chị L.H cho biết ít nhất phải tốn 17 triệu đồng cho tiền ăn, tã sữa, chưa kể học phí và các khoản tiền điện, nước, Internet… “Nếu thuế GTGT giảm còn 8%, tôi chỉ phải trả 1,36 triệu đồng tiền thuế VAT cho số hàng hóa mình mua, thay vì 1,7 triệu đồng như hiện nay, tiết kiệm khoảng 340.000 đồng.

Dù lần giảm này không quá lớn không nhưng trong bối cảnh khó khăn do COVID-19 như hiện nay, tiết kiệm được đồng nào hay đồng ấy. Tôi sẽ tăng mua hàng hóa dịch vụ ở những nơi có mức thuế suất rõ ràng” chị L.H chia sẻ.

Hơn ai hết người tiêu dùng hiểu rằng giảm thuế sẽ giúp số tiền họ phải trả khi mua hàng giảm xuống. Mức giảm 2% dù không nhiều nhưng cũng rất tốt trong bối cảnh thu nhập bị giảm sút do tác động của đại dịch COVID-19. Với mức chi tiêu cho những mặt hàng thiết yếu của gia đình khoảng 15 triệu đồng/tháng, số tiền thuế phải trả mỗi tháng chỉ còn khoảng 800.000 đồng, thay vì 1 triệu đồng như trước, nếu thuế GTGT còn 8%.

Việc giảm thuế GTGT trên hàng hóa dịch vụ sẽ có mức phủ rất rộng, hầu hết người tiêu dùng, chẳng cần thủ tục gì, nhưng số tiền giảm được nhiều hay ít tùy vào mức chi tiêu của từng gia đình nhiều hay ít.  Có thể với nhiều gia đình, số thuế được giảm chỉ là vài trăm ngàn đồng/tháng, nhưng trên tổng thể quốc gia, số tiền thuế giảm lên đến vài chục ngàn tỉ đồng.

Doanh nghiệp mừng thầm vì giảm thuế GTGT khiến sức mua tăng đột biến

giảm thuế GTGT

Theo các chuyên gia kinh tế, thuế GTGT đánh trên toàn bộ các mặt hàng từ sản xuất đến tiêu dùng, nên việc giảm thuế GTGT sẽ giúp kéo giá thành sản phẩm, dịch vụ từ cuốc xe ôm, đến các hàng hóa tiêu dùng thiết yếu như quần áo, xăng dầu, bánh kẹo… sẽ giảm theo.

Dù mức giảm 2% thuế GTGT đã tốt rồi nhưng chưa đủ liều, cần giảm 50% so với hiện nay, tức là từ 10% còn 5% đối với những sản phẩm, dịch vụ thiết yếu, những ngành, lĩnh vực bị thiệt hại nặng nề bởi dịch. Việc giảm thuế GTGT sẽ góp phần kích thích tiêu dùng, cứu nhà sản xuất, đồng thời tạo công ăn việc làm, giúp kinh tế tăng trưởng. “Đây là chính sách cần thiết nhằm vực dậy nền kinh tế đang khó khăn do COVID-19.

Chính sách giảm thuế GTGT sẽ góp phần kích thích tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ, qua đó thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh sôi động hơn. Tuy nhiên, phải có giải pháp để đảm bảo người tiêu dùng được hưởng lợi từ chính sách giảm thuế này. “Phải đảm bảo hàng hóa, dịch vụ phải có mức giảm bằng với mức giảm thuế GTGT. Khi mua hàng hóa, dịch vụ ở siêu thị hay những đơn vị có xuất hóa đơn, người tiêu dùng sẽ được giảm thuế trực tiếp trên hóa đơn mua hàng”.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.