Dường như giảm thuế GTGT trong hai tháng cuối năm 2021 vẫn không thể cải thiện tình hình giá cả dịch vụ của nhiều loại hình kinh doanh khiến cả doanh nghiệp và người tiêu dùng gặp khó khăn.

Giảm thuế GTGT trong hai tháng cuối năm 2021 không đáng kể với các ngành dịch vụ

Giảm thuế GTGT

Hàng loạt chuỗi cà phê, trà sữa, thức ăn nhanh… đồng loạt thông báo trên app, website, Facebook… về việc điều chỉnh thuế giá trị gia tăng (GTGT) trên mỗi sản phẩm từ 10% xuống còn 7%, như một cách khẳng định với khách hàng về việc chấp hành nghiêm quy định của nhà nước và tinh thần chia sẻ với khách hàng trong bối cảnh dịch bệnh khó khăn.

Tuy nhiên, theo Nghị quyết 406 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về một số giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp (DN), người dân chịu tác động của dịch Covid-19 và Nghị định số 92/2021/NĐ-CP hướng dẫn của Chính phủ, từ ngày 1-11 đến 31-12-2021, GTGT một số lĩnh vực được giảm 30%, gồm dịch vụ vận tải, lưu trú, ăn uống, dịch vụ của các đại lý du lịch, kinh doanh tour du lịch, các dịch vụ hỗ trợ, quảng bá và tổ chức tour du lịch. Cùng với đó là một số sản phẩm và dịch vụ liên quan đến các hoạt động vui chơi giải trí, thể thao khác.

Không ít chủ doanh nghiệp lớn trong ngành dịch vụ cho rằng, ngay khi được mở cửa bán hàng trở lại, họ đã chạy chương trình khuyến mãi đậm để thu hút khách, nhờ vậy doanh thu nhanh chóng phục hồi gần như 100% như thời điểm trước dịch. Việc giảm thêm 30% GTGT theo quy định đúng là có giúp giá bán mỗi ly nước giảm thêm nhưng chưa thật sự hiệu quả vì lượng đơn hàng mỗi ngày gần như không tăng bao nhiêu so với trước.

Trái ngược với ngành F&B, việc giảm thuế GTGT với du lịch được đánh giá sẽ có tác động tích cực cho ngành trong quá trình khôi phục. Nhiều giải pháp tài chính vừa áp dụng trong việc hỗ trợ cho người lao động mất việc, giảm tiền ký quỹ dành cho doanh nghiệp kinh doanh lữ hành trong nước, quốc tế và gần đây nhất là Nghị quyết số 406 đã góp phần giúp doanh nghiệp nâng cao khả năng gượng dậy để khôi phục hoạt động. Điều này có ý nghĩa tích cực, không những cho doanh nghiệp lữ hành mà là động lực cho nền kinh tế sớm trỗi dậy. “Việc giảm thuế GTGT trong lĩnh vực du lịch sẽ giúp cả khách hàng và doanh nghiệp lữ hành được lợi nhiều hơn khi xây dựng cấu thành giá bán ra thấp hơn. Doanh nghiệp sẽ cân đối tổng thể giá thành những dịch vụ đầu vào sao cho sản phẩm du lịch vừa hấp dẫn, giá thành hợp lý, có những chính sách ưu đãi hoặc tiện ích đi kèm nhằm thu hút du khách hơn.

Giảm thuế GTGT

Cần nhiều chính sách hỗ trợ tốt hơn cả giảm thuế GTGT

Đánh giá việc giảm thuế GTGT đối với một số lĩnh vực tiêu dùng, dịch vụ trong 2 tháng cuối năm 2021 là một trong những cách để giảm giá thành của hàng hóa trong bối cảnh nền kinh tế đang trên đà phục hồi. “Tuy nhiên, trong lĩnh vực ăn uống, quy định hiện tại chỉ áp dụng cho phần ngọn là các hàng quán nên mức độ tác động kích cầu sẽ rất hạn chế. Nếu được, nên áp dụng trên quy mô lớn từ các doanh nghiệp sản xuất, phân phối thực phẩm để người tiêu dùng mạnh dạn mua. Ngoài ra, cần tính toán lại mức giảm vì giảm 30% như hiện tại là chưa đủ.

Trong khi đó, các Dịch vụ Du lịch Vận tải cho rằng áp lực về thuế GTGT là rất lớn, vì tháng nào cũng phải đóng. Còn thuế thu nhập doanh nghiệp một năm mới đóng một lần sẽ đỡ “căng” hơn. Nhưng chỉ giảm 30% thuế GTGT sẽ không có nhiều ý nghĩa vì hiện doanh thu của công ty giảm mạnh đến 80% so với trước dịch. Do đó, nếu được giảm thuế GTGT 100% mới thật sự có nhiều ý nghĩa.

Nhiều doanh nghiệp vận tải chia sẻ họ gặp rất nhiều khăn, doanh thu không có nên giảm thuế GTGT chưa thể giúp được gì cho doanh nghiệp. Chủ tịch Hiệp hội Vận tải Hàng hóa TP HCM, cho rằng doanh nghiệp vận tải cần thêm nhiều chính sách hỗ trợ để vượt qua khó khăn thay vì chỉ giảm thuế GTGT. Hiện nay, số lượng xe tải của các doanh nghiệp ở thành phố là rất lớn (hơn 10.000 chiếc) trong khi lượng hàng hóa không nhiều dẫn tới cung vượt cầu, xe tải dư thừa. Nhiều chủ xe chấp nhận chạy không lãi để có thu nhập trả nợ ngân hàng.

Giảm thuế GTGT

Ngay cả ngành du lịch cũng cho rằng mức giảm thuế GTGT hiện đang áp dụng chưa cao và khó kích cầu trong thời gian tới nên kiến nghị thêm chính sách hỗ trợ mạnh mẽ hơn. Vì khi phân tích việc giảm thuế GTGT ở mức 30% chỉ trong vòng 60 ngày thì như “muối bỏ bể”, chưa đủ kích cầu được trong bối cảnh ngành du lịch vừa gượng dậy và sức mua là rất yếu. 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.