Theo như đề xuất mà Bộ Tài chính trình lên Chính phủ là gia hạn tiền nộp thuế cho doanh nghiệp trong quý 2 năm 2022 này thì có đến 4 kiểu hỗ trợ đó là thuế GTGT, thuế TNDN cũng như tiền thuê đất và thuê mặt nước.
Chi tiết về đề xuất gia hạn tiền nộp thuế cho doanh nghiệp trong quý II năm 2022
Theo đó, vào ngày 6/5/2022, Bộ Tài chính đã có đề xuất chính thức thông qua tờ trình lên cho Chính phủ về dự thảo nghị định gia hạn tiền nộp thuế cho doanh nghiệp bao gồm thuế giá trị gia tăng (GTGT), thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN), thuế thu nhập cá nhân (TNCN) cũng như tiền thuê đất, thuê mặt nước năm 2022.
Cụ thể thì trong tờ trình số 98/TTr-BTC được đưa lên ngày 6/5/2022 được Bộ Tài chính cho biết mục đích chính của lần đề xuất này là đưa ra chính sách để có thể hỗ trợ khôi phục sản xuất kinh doanh từ đó tạo điều kiện thúc đẩy xuất khẩu để qua đó tạo thêm nguồn thu cho ngân sách nhà nước. Theo như tờ trình có ghi chép cụ thể về đối tượng được đề xuất gia hạn sẽ bao gồm toàn bộ đối tượng đang được quy định tại Điều 2 Nghị định số 52/2021/NĐ-CP ngày 19/4/2021 của Chính phủ.
Còn về thời gian thực hiện đối với gia hạn tiền nộp thuế GTGT thì trong dự thảo đề xuất lên để không ảnh hưởng đến cân đối ngân sách nhà nước trong năm, Bộ Tài chính có đề xuất gia hạn với tổng thời gian là 6 tháng đối với số thuế GTGT được tính từ tháng 3 đến tháng 5/2022 và quý I/2022 cũng như gia hạn thời gian 5 tháng đối với số thuế GTGT của tháng 6 và quý II cũng như gia hạn 4 tháng với số thuế GTGT của tháng 7 cũng như gia hạn 3 tháng của số thuế GTGT tháng 8 cho doanh nghiệp và tổ chức thuộc các đối tượng áp dụng theo quy định. Theo đó, thời gian gia hạn tại điểm này sẽ được tính từ ngày kết thúc thời hạn nộp thuế GTGT theo quy định.
Còn đối với việc gia hạn tiền nộp thuế TNDN, Bộ Tài Chính muốn tạo điều kiện hỗ trợ vốn cho doanh nghiệp nhất là trong giai đoạn hiện nay nên Bộ đã đề nghị gia hạn thuế TNDN tạm nộp của quý I và II trong kỳ tính thuế năm 2022 với tổng thời gian gia hạn là 3 tháng kể từ ngày kết thúc thời hạn nộp thuế TNDN theo quy định. Nếu thực hiện được đầy đủ các đề xuất này thì dự kiến số thuế mà cơ quan nhà nước có thể gia hạn là vào khoảng 51.000-52.000 tỷ đồng.
Còn riêng đối với hộ kinh doanh cũng như cá nhân kinh doanh thì Bộ Tài chính cũng đề xuất gia hạn thời gian nộp thuế đối với số tiền thuế phát sinh mà hai đối tượng này phải nộp trong năm 2022. Theo đó hộ kinh doanh và cá nhân kinh doanh sẽ thực hiện nộp tiền thuế được gia hạn chậm nhất là vào ngày 30/12/2022. Dự kiến số thuế được gia hạn sẽ rơi vào khoảng 15.304 tỷ đồng nhưng số thu ngân sách nhà nước không giảm.
Cũng tại Dự thảo Nghị định, Bộ Tài chính cũng đề nghị Chính phủ cho phép gia hạn thêm tiền thuê đất và thuê mặt nước trong năm 2022. Vì theo Bộ Tài chính căn cứ tại Khoản 3 Điều 18 của Nghị định số 126/2020/NĐ-CP đối với thời hạn nộp tiền thuê đất, thuê mặt nước hàng năm là 2 kỳ tức kỳ 1 nộp 50% chậm nhất là ngày 31/5 và kỳ 2 nộp đủ phần còn lại chậm nhất là 31/10.
Do đó, Bộ Tài chính đề nghị xin được gia hạn thời gian nộp tiền thuê đất, thuê mặt nước đối với 50% số tiền thuê đất và thuê mặt nước phát sinh phải nộp trong năm 2022. Và thời gian gia hạn sẽ là 6 tháng kể từ ngày 31/5/2022-30/11/2022 với số tiền được gia hạn rơi vào khoảng 3.500-3.700 tỷ đồng.
Những theo tính toán của Bộ Tài chính thì việc gia hạn này cũng sẽ làm tổng số thuế GTGT được gia hạn từ tháng 3-8/2022 và quý I, II rơi vào khoản khoảng 53.300-54.300 tỷ đồng. Tuy nhiên, số thu ngân sách nhà nước của năm 2022 không giảm vì doanh nghiệp còn phải nộp vào trước ngày 31/12/2022.
Hơn nữa, Bộ Tài chính còn cho rằng đây chính là giải pháp cấp bách cần ban hành ngay để có thể kịp thời hỗ trợ cho doanh nghiệp cũng như các đối tượng chịu tác động, do đó Bộ tài chính mới trình Chính phủ cho phép nghị định có hiệu lực kể từ ngày ký.
Theo ACC PRO thì việc gia hạn nhiều loại thuế, tiền thuê đất, thuê mặt nước như trên cho doanh nghiệp được dư luận đánh giá vô cùng cao. Nhất là theo các chuyên gia kinh tế, việc gia hạn tiền thuế, tiền thuê đất như trên có ý nghĩa rất lớn đối với doanh nghiệp, nhất là trong một thời gian, doanh nghiệp sẽ có thêm nguồn vốn lớn thay vì nộp thuế cho Nhà nước, thì dành nguồn tiền này để đầu tư vào sản xuất kinh doanh từ đó thúc đẩy tăng trưởng để có thể quay trở lại đóng góp cho ngân sách của nhà nước.