Hình thức thanh toán qua các kênh không chính thống được xem là cách mà nhiều doanh nghiệp trốn thuế sử dụng.

doanh nghiệp trốn thuế

Vậy doanh nghiệp trốn thuế nhờ thanh toán qua kênh không chính thống có phải là sự thật ??

Để trả lời câu hỏi này, ông Phạm Xuân Hòe – nguyên Phó Viện trưởng Viện Chiến lược ngân hàng, Ngân hàng Nhà nước – NHNN cho rằng: “Việc thanh toán qua kênh không chính thống như Internet đã và đang rất thông dụng ở Việt Nam và trên thế giới. Vấn đề ở đây là kiểm soát những biến tướng đằng sau đó.

Ông Phạm Xuân Hòe đưa ra ví dụ điển hình nhất hiện nay cho vấn đề này là Paypal và một số cổng trung gian thanh toán khác, người ta có thể giao dịch trao đổi, bù trừ ngoại tệ với nhau ngay ở trên tài khoản và cả giao dịch chợ đen. Trên mạng, một cá nhân hay tổ chức có thể sử dụng nhiều tài khoản ảo để lách luật, trốn thuế. Ví dụ, hạn mức tiền được phép mang ra nước ngoài là 5.000 USD nhưng chuyển tiền qua mạng không ai có thể khống chế được. Thậm chí, chuyển một lúc mấy chục ngàn USD cũng không ai kiểm soát và cơ quan thuế không thu được đồng nào”.

Không chỉ là cách để doanh nghiệp trốn thuế mà thanh toán qua kênh không chính thống còn mang lại nhiều hệ lụy khôn lường

Theo các chuyên gia tài chính hiện nay: “Nếu muốn giao dịch được pháp luật công nhận, cá nhân, tổ chức phải thực hiện qua hệ thống ngân hàng. Do đó, cá nhân, tổ chức phải mở một tài khoản giao dịch, tài khoản này sẽ mất phí duy trì và phí giao dịch theo quy định của ngân hàng. Phí này nhằm đảm bảo vệ về mặt pháp lý cho chủ tài khoản, cũng như xác lập các quyền, nghĩa vụ của của tài khoản trong giao dịch tài chính.

Tuy nhiên, trong trường hợp những cá nhân, tổ chức tại Việt Nam giao dịch qua cổng thanh toán không chính thống sẽ bị coi là “giao dịch chui”; đồng nghĩa với việc trốn thuế, lách thuế, vi phạm điều cấm của pháp luật. Trường hợp, nếu gặp phải hành vi lừa đảo, những chủ tài khoản này cũng phải chấp nhận mà không được áp dụng các biện pháp bảo hộ nào.

doanh nghiệp trốn thuế

Và thực tế hiện nay đã cho thấy chỉ vì lợi trước mắt, một số cá nhân đã sử dụng phương thức thanh toán không chính thống để giảm bớt khoản tiền phí giao dịch qua các tổ chức tín dụng (TCTD) tại Việt Nam hoặc các TCTD nước ngoài hoạt động theo pháp luật Việt Nam, nhưng hậu quả xảy ra thì người giao dịch sẽ có nguy cơ mất trắng. Vì vậy, cần tìm hiểu thật kỹ những giao dịch mà mình sẽ thực hiện cũng như những rủi ro nếu có xảy ra thì cá nhân, tổ chức nào sẽ đứng ra bảo vệ mình.

Chuyên gia nói gì về việc doanh nghiệp trốn thuế nhờ thanh toán không chính thống ??

Nhận định về vấn đề này, không ít chuyên gia tài chính, kinh tế cho rằng những kênh chuyển tiền mà chưa được NHNN cấp phép rõ ràng là nằm ngoài pháp luật, là vi phạm quy định về cung ứng, sử dụng phương tiện thanh toán bất hợp pháp. Khi xảy ra rủi ro, tranh chấp sẽ hoàn toàn không có cơ chế pháp luật nào bảo vệ người sử dụng giao dịch bất hợp pháp. Từ đó có thể dẫn đến việc mất trắng hoàn toàn số tiền giao dịch thanh toán, chuyển và nhận tiền.

Không chỉ các chuyên gia mà ông Đặng Ngọc Minh, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế nhấn mạnh: Việc tuân thủ nghĩa vụ thuế là trách nhiệm của mỗi tổ chức, cá nhân. Cơ quan thuế đã và đang tiếp tục phối hợp với các cơ quan liên quan để theo dõi, nắm bắt dòng tiền, cũng như các dấu vết mà tổ chức, cá nhân không tuân thủ quy định của pháp luật về thuế để xử lý theo quy định của pháp luật.

Rõ ràng những trường hợp trốn thuế là hành vi mà xã hội cần lên tiếng. Trách nhiệm tuân thủ pháp luật là trách nhiệm của công dân và doanh nghi. Khi muốn làm ăn chân chính, bền vững cần tuân thủ pháp luật. Tổng cục Thuế có hành lang pháp lý. Việc quản lý thông qua các nền tảng và các dòng tiền, Tổng cục Thuế sẽ biết được việc đó”.

doanh nghiệp trốn thuế

Cũng theo như Tổng cục Thuế, đối với doanh nghiệp phát triển bền vững, họ sẽ chủ động trong việc đóng thuế tuân thủ pháp luật. Đối với các doanh thu từ mạng xã hội Facebook, trang điện tử Amazon… khi xây dựng Thông tư, Tổng cục Thuế đa mời các đơn vị trên để trao đổi, thống nhất về quan điểm, yêu cầu họ tuân thủ chính sách Việt Nam và trao đổi thông tin với cơ quan thuế. Về mặt pháp lý, Luật Quản lý thuế số 38, cũng như các Nghị định, Thông tư hướng dẫn thi hành đã được Tổng cục Thuế xây dựng, trình các cấp có thẩm quyền ban hành. Trên cơ sở đó, ngành Thuế cũng sẽ phối hợp với các Bộ, ngành, đặc biệt là ngân hàng để quản lý thuế đối với các giao dịch xuyên biên giới.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.