Theo bạn thì nếu doanh nghiệp trốn thuế thì ai sẽ là người đứng ra chịu trách nhiệm cho việc này cũng như mức xử phạt cho từng đối tượng sẽ khác nhau như thế nào, cùng ACC PRO tìm hiểu chi tiết về vấn đề này thông qua nội dung bên dưới nhé.
Vậy doanh nghiệp trốn thuế ai sẽ là người đứng ra chịu trách nhiệm ??
Quý doanh nghiệp biết đấy trốn thuế được xem là hành vi xâm phạm trật tự đến quản lý kinh tế của nhà nước, chính vì thế mà mọi cá nhân, doanh nghiệp nếu có hành vi trốn thuế đều sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật.
Và một số hành vi trốn thuế phổ biến của doanh nghiệp như Tạo ra chứng từ, hóa đơn cũng như mua chứng từ của công ty khác để được giảm thuế TNDN cũng như được giảm thuế GTGT thông qua việc khấu trừ khống thuế đầu vào. Ngoài ra, nhiều doanh nghiệp còn kê doanh thu trên hoá đơn thấp hơn giá bán thực tế hay không ghi đúng sổ sách kế toán. Nói một cách dễ hiểu hơn thì doanh nghiệp sẽ không kê khai, hay kê khai sai, và không trung thực khi làm giảm số thuế phải nộp đồng thời tăng số tiền thuế được hoàn, được miễn và giảm của mình lên.
Vậy câu hỏi cần đặt ra ở đây đó là nếu doanh nghiệp trốn thuế thì ai sẽ là người chịu trách nhiệm cho hành vi này ??
Nếu căn cứ tại khoản 1 Điều 12 của Luật Doanh nghiệp trong năm 2020, thì người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp cũng chính là cá nhân đại diện cho doanh nghiệp hiện đang thực hiện các quyền và nghĩa vụ phát sinh thuế từ các giao dịch của doanh nghiệp. Hay người đại diện cho doanh nghiệp có tư cách yêu cầu để giải quyết việc dân sự, nguyên đơn hay bị đơn và người có quyền lợi, nghĩa vụ có liên quan trước Tòa án.
Và mặt khác, căn cứ vào Điều 13 của bộ Luật này quy định thì người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp sẽ bao gồm những trách nhiệm sau: Thực hiện quyền cũng như nghĩa vụ được giao một cách trung thực nhất cẩn trọng nhất và tốt nhất để có thể bảo đảm lợi ích hợp pháp cho doanh nghiệp của mình.
Ngoài ra, phải trung thành với lợi ích của doanh nghiệp, cũng như không lạm dụng địa vị, và chức vụ để sử dụng thông tin, hay bí quyết và cơ hội kinh doanh và tài sản khác của doanh nghiệp để đi tư lợi và phục vụ lợi ích cho cá nhân mình và người khác. Cần có trách nhiệm thông báo kịp thời và chính xác cho doanh nghiệp của mình hay những người có liên quan đến cổ phần góp vốn của công ty mình. Sau cùng thì người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp cũng sẽ phải chịu trách nhiệm cá nhân trước những thiệt hại cho doanh nghiệp vì hành vi thiếu trách nhiệm của mình.
Nếu như căn cứ theo những quy định ở trên, thì người đại diện theo pháp luật của công ty sẽ phải chịu trách nhiệm trong trường hợp doanh nghiệp trốn thuế. Kể cả khi những cá nhân trong doanh nghiệp thực hiện hành vi trốn thuế này thì người đại diện cũng là người phải đứng trước pháp luật để chịu trách nhiệm.
Tuỳ vào đối tượng cũng như hành vi trốn thuế mà mức phạt cũng sẽ khác nhau, trong đó đối với cá nhân mức phạt cao nhất có thể lên đến
1,5 đến 4,5 tỷ đồng cũng như phạt tù từ 02 – 07 năm. Còn riêng với các tổ chức lớn thì mức xử phạt cao nhất đối với hành vi trốn thuế có thể lên đến 10 tỷ đồng và đình chỉ hoạt động kinh doanh từ 6 tháng đến 3 năm.
Quý doanh nghiệp cũng cần lưu ý nếu phạm tội trốn thuế và gây thiệt hại đến tính mạng của nhiều người cũng như gây sự cố môi trường và làm ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự và an toàn xã hội có thể bị đình chỉ hoạt động kinh doanh vĩnh viễn.
ACC PRO hy vọng những thông tin này sẽ vô cùng bổ ích cho quý doanh nghiệp !!