Doanh nghiệp trốn đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động không chỉ bị xử phạt hành chính rất nặng mà còn có nguy cơ bị phạt “Tù”.

doanh nghiệp trốn đống bảo hiểm xã hội

Phạt tù đến 7 năm nếu doanh nghiệp trốn đống bảo hiểm xã hội

Có một thực trạng đáng báo động hiện nay trong xã văn minh và hiện đại ngày nay đó là doanh nghiệp trốn đóng bảo hiểm xã hội cho ngừoi lao động. Tình trạng này diễn ra ngày càng mạnh mẽ và gây ảnh hưởng rất lớn tới quyền lợi của nhiều người lao động tham gia bảo hiểm xã hội cũng như ảnh hưởng đến an sinh xã hội nói chung.

Theo như Phó Tổng giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam chia sẻ thì % doanh nghiệp trốn đóng bảo hiểm xã hội ngày càng gia tăng, bằng chúng là dữ liệu mà cơ quan thuế đang quản lý những doanh nghiệp trốn đóng bảo hiểm xã hội là một con số khổng lồ gây nhiều thất vọng cho xã hội.

Mặc dù các cơ quan ban ngành đã có nhiều biện pháp cũng như chế tài xử phạt đối với những doanh nghiệp trốn đóng bảo hiểm xã hội, tuy nhiên, các chế tài này vẫn chưa đủ sức răn đe. Nhận thấy được thực trạng đó, Bộ luật Hình sự đã quy định chế tài áp dụng đối với doanh nghiệp cụ thể ở đây là với chủ doanh nghiệp trốn đóng bảo hiểm xã hội, để có thể đủ sức mạnh răn đe đối với những cá nhân, tổ chức đang xem thường pháp luật xem thường lợi ích của cộng đồng.

Bạn biết đấy, bảo hiểm xã hội chính à một trụ cột của an sinh xã hội, mang nhiều ý nghĩa cho sự bảo đảm, thay thế và bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập khi ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết.

doanh nghiệp trốn đống bảo hiểm xã hội

Và theo như quy định của Luật Bảo hiểm xã hội thì người sử dụng tức là doanh nghiệp bắt buộc phải tham gia bảo hiểm xã hội, cũng như có trách nhiệm lập hồ sơ để người lao động được tham gia bảo hiểm xã hội bằng cách đóng bảo hiểm xã hội hàng tháng cho người lao động bằng cách trích từ tiền lương hằng tháng của người lao động.

Nhưng trong trường hợp doanh nghiệp sử dụng lao động và vẫn thực hiện trích tiền lương hằng tháng của người lao động để đóng bảo hiểm xã hội nhưng thực tế lại không đóng được gọi là hành vi trốn đóng bảo hiểm xã hội. Tùy vào mức độ vi phạm mà doanh nghiệp sẽ bị xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự như sau:

Mức xử phạt hành chính nếu doanh nghiệp trốn đóng bảo hiểm xã hội

Theo đó tại khoản 1 Điều 26 Nghị định số 95/2013/NĐ-CP, được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 88/2015/NĐ-CP quy định như sau: Doanh nghiệp sẽ bị xử phạt với mức từ 12% đến 20% tổng số tiền doanh nghiệp phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, hay bảo hiểm thất nghiệp tại thời điểm lập biên bản vi phạm, tùy vào mức độ vi phạm, và số tiền phạt tối đa không quá 75.000.000 đồng.

doanh nghiệp trốn đống bảo hiểm xã hội

Rõ ràng số tiền phạt hành chính cho hành vi này tương đối ít so với số tiền mà thực tế các doanh nghiệp trốn đóng bảo hiểm xã hội đã lấy, nên không đủ sức răn đe đối với doanh nghiệp.

Mức xử phạt hình sự cho doanh nghiệp trốn đóng bảo hiểm xã hội

Nếu mức phạt hành chính không đủ răng đe thì bộ luật Hình sự chính là chế tài mạnh mẽ hơn cả cho hành vi vô cùng sai trái này của các doanh nghiệp. Theo đó nếu doanh nghiệp có hành vi trốn đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động của thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự, Cụ thể tại Điều 216 Bộ luật Hình sự có quy định rất cụ thể các mức xử phạt tương ứng với số lao động, số tiền doanh nghiệp trốn đóng như sau:

– Người đại diện cho doanh nghiệp nào có nghĩa vụ đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế cũng như bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động nhưng gian dối hoặc bằng thủ đoạn khác để không đóng hoặc không đóng đầy đủ theo quy định từ 06 tháng trở lên thuộc một trong những trường hợp vi phạm dưới đây sẽ bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm:

  • Doanh nghiệp trốn đóng bảo hiểm từ 50.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng
  • Doanh nghiệp trốn đóng bảo hiểm cho từ 10 người đến dưới 50 người lao động

– Thuộc 1 trong 4 trường hợp  bên dưới đây sẽ bị phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng năm đến 03 năm:

  • Trốn đóng bảo hiểm 02 lần trở lên
  • Trốn đóng bảo hiểm từ 300.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng
  • Trốn đóng bảo hiểm từ 50 người đến dưới 200 người
  • Không đóng tiền bảo hiểm đã thu hoặc đã khấu trừ của người lao động 

– Thuộc 1 trong 3 trường hợp vi phạm bên dưới đây sẽ bị phạt tiền từ 500.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng hoặc bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

  • Trốn đóng bảo hiểm 1.000.000.000 đồng trở lên
  • Trốn đóng bảo hiểm cho 200 người trở lên
  • Không đóng số tiền bảo hiểm đã thu hoặc đã khấu trừ của người lao động quy định tại điểm b hoặc điểm c khoản 2 Điều này.

Nói một cách dễ hiểu hơn thì khi doanh nghiệp trốn đóng bảo hiểm xã hội với số tiền từ 50 triệu đồng trở lên hoặc trốn bảo hiểm của từ 10 người trở lên đã bị xử lý hình sự với khung hình phạt từ cải tạo không giam giữ 01 năm đến phạt tù 07 năm. Bên cạnh đó, mức phạt tiền còn có thể tăng lên gấp nhiều lần nếu doanh nghiệp sử dụng lao động mà không đóng bảo hiểm xã hội sẽ bị phạt từ 50 triệu đồng đến 3 tỷ đồng.

doanh nghiệp trốn đống bảo hiểm xã hội

ACC PRO mong với những mức phạt trên doanh nghiệp có thể tự mình nghiêm chỉnh chấp hành quy định tham gia bảo hiểm xã hội cho người lao động của mình cũng như vì an sinh của xã hội.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.