Dù doanh nghiệp mới thành lập có rất nhiều việc phải hoàn tất nhưng nhất định bạn đừng quên đóng những loại bảo hiểm quan trọng dưới đây.

Doanh nghiệp mới thành lập

Doanh nghiệp mới thành lập cần đóng những loại bảo hiểm nào ??

Các loại bảo hiểm mà doanh nghiệp phải đóng còn tùy theo nhu cầu phát triển kinh tế xã hội từng thời kỳ mà Chính phủ sẽ trình Uỷ ban Thường vụ Quốc hội quy định loại bảo hiểm bắt buộc khác. Trong đó:

Bảo hiểm xã hội

Theo quy định tại khoản 1 Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội 58/2014/QH13, không phân biệt người lao động là công dân Việt Nam hay công dân nước ngoài, đều thuộc đối tượng bắt buộc tham gia bảo hiểm xã hội. Cụ thể gồm:

– Người lao động là công dân Việt Nam

– Người lao động là công dân nước ngoài

– Người sử dụng lao động

Hiện nay, có hai yếu tố ảnh hưởng đến mức đóng BHXH mỗi của người lao động (NLĐ). Đó là tỷ lệ đóng và Mức tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội, cho nên đơn vị sử dụng lao động và NLĐ đều cần phải biết để điều chỉnh mức đóng BHXH hàng năm cho phù hợp với quy định nêu trên.

Bảo hiểm y tế

Theo quy định tại Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi bổ sung năm 2014, và căn cứ Nghị định số 105/2014/NĐ-CP, có 05 nhóm đối tượng tham gia đóng bảo hiểm y tế là:

– Nhóm 1: do NLĐ và người sử dụng lao động đóng;

– Nhóm 2: do Quỹ bảo hiểm xã hội đóng;

– Nhóm 3: do ngân sách Nhà nước đóng;

– Nhóm 4:  do ngân sách Nhà nước hỗ trợ mức đóng;

– Nhóm 5: đối tượng tham gia theo hộ gia đình.

Bảo hiểm thất nghiệp

Đối tượng được tham gia bảo hiểm thất nghiệp sẽ được quy định tại Điều 43 Luật Việc làm số 38/2013/QH13 ngày 16/11/2013, gồm:

  • Người lao động phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp khi làm việc theo HĐLĐ hoặc hợp đồng làm việc không xác định thời hạn; hoặc có xác định thời hạn; HĐLĐ theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng. Trong trường hợp NLĐ giao kết và đang thực hiện nhiều HĐLĐ quy định tại khoản này thì NLĐ và người sử dụng lao động của HĐLĐ giao kết đầu tiên phải có trách nhiệm tham gia bảo hiểm thất nghiệp.
  • Người sử dụng lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp là các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, đơn vị vũ trang nhân dân; cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam; tổ chức chính trị, tổ chức chính trị-xã hội, tổ chức chính trị xã hội-nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội-nghề nghiệp; doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ gia đình, hộ kinh doanh, tổ hợp tác, tổ chức khác và cá nhân có thuê mướn, sử dụng lao động theo hợp đồng làm việc hoặc HĐLĐ quy định tại khoản 1 Điều này.

Mức phí đóng bảo hiểm thất nghiệp sẽ khác nhau tùy vào loại hình bảo hiểm thất nghiệp thì mức phí bảo hiểm thấp hơn nhiều so với 02 loại bảo hiểm kể trên. Trong đó, doanh nghiệp có nghĩa vụ đóng 1%, và NLĐ đóng 1% từ tiền lương, tiền công hàng tháng để đóng BHYT…Ngoài ra, bạn cũng có thể có thể chọn đóng theo một trong 3 phương thức là đóng hàng tháng, đóng hàng quý hoặc đóng 6 tháng một lần.

Doanh nghiệp mới thành lập

Ở trên đây là các loại bảo hiểm bắt buộc trong doanh nghiệp, mà khi kí hợp đồng lao động đủ thời hạn doanh nghiệp phải mua cho nhân viên của mình. Mọi khó khăn trong quá trình làm thủ tục đóng bảo hiểm xã hội bạn có thể liên hệ với ACC PRO để được tư vấn và hỗ trợ nhanh nhất có thể nhé.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.