Việc doanh nghiệp sử dụng 2 sổ kế toán cùng lúc nhằm mục đích giảm thiểu lợi nhuận cũng như tránh được việc kê khai nộp thuế với Nhà nước tức “trốn thuế” sẽ bị xử phạt nặng.
Hiểu rõ hơn về việc doanh nghiệp dùng 2 sổ kế toán để trốn thuế
Có thể bạn không biết nhưng việc doanh nghiệp dùng đến 2 sổ kế toán thuộc 2 hệ thống sổ sách khác nhau trong cùng một công ty thường dùng để cập nhật dữ liệu cũng như lợi nhuận và doanh thu của mình sao cho giảm đi nghĩa vụ phải đóng thuế của doanh nghiệp. Dù biết đây là hành vi bị nghiêm cấm thậm chí là bị xử phạt nặng nếu vi phạm nhưng hiện nay rất nhiều doanh nghiệp vẫn tồn tại vấn đề này và luôn và điều đáng báo động trong giới doanh nghiệp Việt Nam.
Vì theo như Luật kế toán năm hiên nay có quy định rõ về hành vi doanh nghiệp sử dụng 2 sổ kế toán cùng một lúc chính là hành vi nghiêm cấm được quy định cụ thể tại Khoản 10 Điều 13. Do đó việc dùng đến 2 sổ kế toán được xem không hợp pháp. Vì phần lớn doanh nghiệp khi thực hiện hành vi này thường nhằm vào mục đích mua bán hàng hóa để có thể giảm doanh thu chịu thuế với những khách hàng không yêu cầu doanh nghiệp lấy hóa đơn (xảy ra nhiều ở ngành bán lẻ).
Sử dụng 2 sổ kế toán, doanh nghiệp sẽ dễ dàng ghi lại doanh số thấp hơn, cũng như xuất hàng ít hơn, và ngược lại số liệu được ghi trong nội bộ công ty mới ghi nhận lại doanh thu và lợi nhuận thực tế của doanh nghiệp (cao hơn rất nhiều so với những gì doanh nghiệp ghi nhận ở sổ kế toán kê khai cho cơ quan thuế).
Xử phạt nặng khi doanh nghiệp dùng 2 sổ kế toán để trốn thuế
Có thể nói việc doanh nghiệp sử dụng hai sổ kế toán đều hướng đến một mục đích duy nhất chính là trốn thuế. Và theo như quy định của pháp luật thì hành vi trốn thuế có số tiền từ 100 triệu đồng trở lên sẽ bị cơ quan truy tố hình sự. Cụ thể thì ở Điều 200 Bộ luật Hình có quy định”
– Nếu doanh nghiệp thực hiện một trong các hành vi dưới đây nhằm trốn thuế với số tiền từ 200.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng hay dưới 200.000.000 đồng nhưng trước đó đã bị xử phạt vi phạm hành chính và bị kết án về tội này nhưng chưa xóa án tích mà còn vi phạm thêm sẽ bị xử phạt với số tiền từ 300.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng
+ Doanh nghiệp phạm tội thuộc một trong những trường hợp quy định tại các điểm a, b, d và đ khoản 2 của Điều này sẽ bị phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng đến 3.000.000.000 đồng
+ Doanh nghiệp vi phạm thuộc trường hợp được quy định tại khoản 3 Điều này sẽ bị phạt tiền từ 3.000.000.000 đồng đến 10.000.000.000 đồng và có thể bị đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 06 tháng đến 03 năm
+ Doanh nghiệp vi phạm thuộc quy định tại Điều 79 của Bộ luật này sẽ bị đình chỉ hoạt động vĩnh viễn
Ngoài ra, doanh nghiệp còn có thể bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng cũng như cấm kinh doanh và cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định thậm chí là cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm.
Hơn nữa việc sử dụng 2 sổ kế toán cùng lúc sẽ gây khó dễ cho doanh nghiệp trong việc theo dõi số liệu thực tế của doanh nghiệp mình. Vì việc cùng lúc phải thống kê và theo dõi 2 sổ kế toán sẽ khiến doanh nghiệp không thể kiểm soát được đầu ra và đầu vào của công ty, hay các dữ liệu về doanh thu và lợi nhuận của công ty mình từ đó dẫn đến việc phân tích những số liệu thực tế sẽ khó khăn hơn nhiều dẫn đến việc không nắm bắt được tình hình phát triển thực tế của doanh nghiệp.
Không chỉ vậy, công việc dành cho bộ phận kế toán cũng như chi phí dành ra cho 2 sổ kế toán cũng sẽ tăng lên vì thay vì doanh nghiệp chỉ làm 1 sổ kế toán cùng khối lượng công việc đơn giản thì nay phải gấp đôi lên dẫn đến việc phải chi trả tiền nhân công cho kế toán cũng cao hơn bình thường. Không dừng lại ở đó doanh nghiệp còn phải mua thêm phần mềm để có thể quản lý 2 sổ kế toán thì chi phí sẽ còn gia tăng hơn.
Sau cùng việc sử dụng hai 2 sổ kế toán cùng lúc sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sự minh bạch và công khai của doanh nghiệp trước cơ quan nhà nước nhất là khi nội bộ doanh nghiệp rất dễ bị xáo trộn cũng như nghi ngờ lẫn nhau trong quá trình quản lý sổ sách kế toán thuế của công ty.
Là đơn vị hoạt động trong ngành kế toán Thuế hơn 10 năm, ACC PRO hy vọng quý doanh nghiệp hiểu được sự nghiêm trọng của hành vi này để hạn chế đến mức thấp nhất việc vi phạm của doanh nghiệp mình.