Nếu doanh nghiệp bạn thuộc doanh nghiệp có giao dịch liên kết thì vấn đề hoàn thuế trong thời gian này là vô cùng quan trọng và cần được tìm hiểu kỹ để không bị mất đi quyền lợi của mình.

Cụ thể thì mới đây các quy định tại Nghị định số 68/2020/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Khoản 3 Điều 8 Nghị định số 20/2017/NĐ-CP quy định về quản lý thuế đối với doanh nghiệp có giao dịch liên kết đã được xử lý theo hướng hỗ trợ tối đa cho hoạt động của doanh nghiệp.

doanh nghiệp có giao dịch liên kết

Như thế nào là doanh nghiệp có giao dịch liên kết ?

Doanh nghiệp có giao dịch liên kết là doanh nghiệp có giao dịch phát sinh giữa các bên có quan hệ liên kết trong quá trình sản xuất, kinh doanh, bao gồm: Mua, bán, trao đổi, thuê, cho thuê, mượn, cho mượn, chuyển giao, chuyển nhượng máy móc, thiết bị, hàng hóa, cung cấp dịch vụ; vay, cho vay, dịch vụ tài chính, đảm bảo tài chính và các công cụ tài chính khác; mua, bán, trao đổi, thuê, cho thuê, mượn, cho mượn, chuyển giao, chuyển nhượng tài sản hữu hình, tài sản vô hình và thỏa thuận sử dụng chung nguồn lực như hợp lực, hợp tác khai thác sử dụng nhân lực; chia sẻ chi phí giữa các bên liên kết.”

Quy định về giao dịch liên kết được căn cứ theo Khoản 3, Điều 4, Nghị định 20/2017/NĐ-CP thì Giao dịch liên kết (GDLK).

Cách hoàn thuế cho doanh nghiệp có giao dịch liên kết

Để hoàn thuế cho doanh nghiệp có giao dịch liên kết thì theo các cử tri TPHCM kiến nghị cơ quan chức năng giải quyết bất cập về hoàn thuế đối với mức trần chi phí lãi vay được khấu trừ mà doanh nghiệp có giao dịch liên kết đã nộp thuế thu nhập doanh nghiệp (thừa) trong năm 2017-2018. Cụ thể, cử tri đề nghị bổ sung quy định trường hợp doanh nghiệp đến hết năm 2024 chưa nhận được tiền hoàn thuế, hoặc còn một phần tiền hoàn thuế thì số tiền hoàn thuế này sẽ được hoàn trả lại cho doanh nghiệp bằng tiền mặt.

Chia sẻ về vấn đề này , Bộ Tài chính cũng đã có câu trả lời với cử tri TPHCM như sau: Căn cứ Khoản 2 Điều 2 Nghị định số 68/2020/NĐ-CP ngày 24/6/2020 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung Khoản 3 Điều 8 Nghị định số 20/2017/NĐ-CP ngày 24/2/2017 của Chính phủ quy định về quản lý thuế đối với doanh nghiệp có giao dịch liên kết như sau:

doanh nghiệp có giao dịch liên kết

=> Đối với người nộp thuế được áp dụng ngưỡng khấu trừ lãi vay theo quy định sửa đổi, bổ sung đối với kỳ tính thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2017, 2018 để xác định lại số thuế phải nộp, tiền chậm nộp tương ứng.

=> Đối với người nộp thuế xác định lại chi phí lãi vay theo tỷ lệ 30% (sau khi trừ lãi tiền gửi, lãi cho vay) mà có số tiền thuế thu nhập doanh nghiệp, tiền chậm nộp đã nộp ngân sách Nhà nước của năm 2017, 2018 (xác định chi phí lãi vay theo tỷ lệ 20% trước đây) lớn hơn số tiền thuế thu nhập doanh nghiệp, tiền chậm nộp xác định lại thì phần chênh lệch được bù trừ vào số thuế thu nhập doanh nghiệp từ năm 2020 đến hết năm 2024. Kết thúc năm 2024, không xử lý số thuế còn lại chưa khấu trừ hết.

Kết luận sau cùng về cách hoàn thuế cho doanh nghiệp có giao dịch liên kết đó là căn cứ tại Luật Quản lý thuế số 78/2006/QH11, Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14, Nghị định số 20/2017/NĐ-CP, Nghị định số 68/2020/NĐ-CP và Nghị định số 132/2020/NĐ-CP quy định về quản lý thuế đối với các doanh nghiệp có giao dịch liên kết hiện không có quy định về hoàn thuế đối với mức trần chi phí lãi vay được khấu trừ mà doanh nghiệp liên kết đã nộp thuế thu nhập doanh nghiệp (thừa) trong năm 2017-2018 mà chỉ quy định cho bù trừ với số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp trong 5 năm tiếp theo từ năm 2020 đến hết năm 2024 nên không thể bổ sung quy định trường hợp đến hết năm 2024 chưa nhận được tiền hoàn thuế, hoặc còn một phần tiền hoàn thuế thì số tiền hoàn thuế này sẽ được hoàn trả lại cho doanh nghiệp.

doanh nghiệp có giao dịch liên kết

Theo đó có thể thấy các quy định tại Nghị định số 68/2020/NĐ-CP đã được xử lý theo hướng hỗ trợ tối đa cho hoạt động của doanh nghiệp.

Còn bất kỳ thắc mắc nào cần giải đáp cũng như hỗ trợ hoàn thuế cho doanh nghiệp có giao dịch liên kết thì nhanh chóng liên hệ với ACC PRO để được tư vấn nhanh nhất nhé.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.